25/05/2017, 12:13

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Văn mẫu lớp 7

Đánh giá bài viết Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm trong việc đánh giá nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự ...

Đánh giá bài viết Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm trong việc đánh giá nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một đồ vật cụ thể. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một câu tục ngữ thuộc loại trên. ...

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ nêu lên những kinh nghiệm trong việc đánh giá nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một đồ vật cụ thể. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một câu tục ngữ thuộc loại trên.

Nó vừa đúng cả nghĩa đen, vừa đúng cả nghĩa bóng. Vì trước hết nó nêu lên một kinh nghiệm để nhìn nhận về chất lượng một đồ vật bằng gỗ mà ta dùng thường ngày. Đồ vật bằng gỗ đó được sơn một lớp sơn hào nhoáng, nhìn mặt ngoài ta thấy nó đẹp nhưng thực chất gỗ của nó ra sao thì ta chưa biết được. “Nước sơn” chính là mặt ngoài, mặt trang trí, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn về hình thức. Nhưng “nước sơn” cũng có thể che giấu đi cái chất gỗ tạp bên trong. Gỗ là nguyên liệu làm nên đồ vật. Nếu gỗ không tốt, thì các đồ vật ta dùng cũng chóng hỏng. Khi đó “nước sơn” cũng không thể cứu nỗi sự hỏng nát của các đồ vật.

Một con người cũng vậy, tư tưởng, đạo đức, cái quyết định không phải là hình thức bên ngoài mà là phẩm chất tư tưởng, đạo đức của người đó. Hình thức bên ngoài: Đẹp hay xấu, giảm dị hay diêm dúa… ta dễ nhận ran gay, qua một cái nhìn nhưng còn phẩm chất bên trong, người đó nhân hậu hay ích kỉ, cao cả hay thấp hèn, trung thực hay giả đối… thì phải sống lâu với nhau mà biết được. Mà đã là con người thì cuộc sống tồn tại chủ yếu là thông qua các mối quan hệ giữa người với người. Trong các mối quan hệ này, muốn sống lâu dài với nhau được, quả thực con người phải tôn trọng nhau, yêu thương nhau… Không thể sớm nắng, chiều mưa! Thực tế có những người, son phấn lòe loẹt chưng diện hết mốt này đến mốt khác,nói năm xem ra cũng nhẹ nhàng, quyến rũ… nhưng tiếp xúc và gần gũi một thời gian ta sẽ thấy họ thuộc loại ăn xổi, ở thì, lừa thầy, dối bạn, coi thường cả bố mẹ.

Tuy rằng nội dung, phẩm chất là cái quyết định nhưng cũng không thể xem thường hình thức bên ngoài. Bởi hình thức là cái đập vào mắt ta trước tiên. Mà con mắt của ai thì cũng thích nhìn cái đẹp, một phong cách đẹp, một khuôn mặt đẹp, một bộ quần áo đẹp… ai mà chả thích ngắm!

Thực ra câu tục ngữ trên không hề có ý xem nhẹ hình thức mà chú yếu là so sánh giữa nội dung và hình thức để thấy nội dung quan trọng hơn hình thức. Điều đó là đúng. Nhưng hình thức cũng hết sức quan trọng. Hình thức góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của nội dung. Gỗ tốt không mối mọt, có độ bền lâu, nhưng lại đánh bóng, sơn mài, thì lại vừa tốt, vừa đẹp chứ sao? Con người cũng vậy, vừa có phẩm chất tốt, lại vừa có vẻ đẹp của hình thức bên ngoài, từ cái dáng hình đến nụ cười, giọng nói, từ cử chỉ đến cách ăn mặc, đi đứng… thì ai mà chẳng thích sống gần, thích làm bạn với nhau? Chính vì vậy mà bên cạnh câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” lại có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”.

Hơn nữa trong cuộc sống của con người có những hiện tượng rất khó tách bạch đâu là nội dung, đâu là hình thức, bởi lẽ ở đó hình thức và nội dung, cả hai cái đều quan trọng cả. Một lời nói nhẹ nhàng trước một sai lầm của bạn, giọng nói chưa phải là nội dung của câu nói nhưng quả thật nó cũng phản ánh một thái độ, một phương pháp, một cách xử thế… đó không phải là nội dung thì là gì nữa?

Tóm lại, nội dung và hình thức, cái bên ngoài và cái bên trong thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhau. Nội dung quyết định giá trị và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Khi muốn xem một con người, ta phải xem xét cả hai mặt: Nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng có thể rèn luyện để cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn và ai cũng có thể làm đẹp thêm hình thức bên ngoài của mình từ cách ăn mặc đến giao tiếp để góp phần làm cho xã hội thêm văn minh, lịch thiệp.

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”là một lời khuyên của cha ông ta, luôn đúng cho mọi thế hệ.

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 2

Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian nan và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường Ăn lấy chắc, mặc lấy bền và coi trọng phẩm chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài. Điều đó thể hiện qua câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Quan điểm đấy đúng hay không đúng? Trong hoàn cảnh ngày nay, nó có còn giữ nguyên giá trị hay không? Chúng ta hãy thử cùng nhau bình luận.

   Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao.

   Thực tế cho thấy các đồ vật (giường, tủ, bàn ghế,… ) làm bằng gỗ tốt, gỗ quý có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn rồi đánh bóng chúng bằng một lớp véc-ni là đủ. Trong khi đó, những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp bên ngoài lại hay được sơn phết hào nhoáng. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là như vậy.

   Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.

   Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.

   Tại sao người xưa cho rằng nội dung bên trong (phẩm chất tốt) hơn hẳn hình thức bên ngoài?

   Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khuyết điểm bên trong… là loại Tốt mã giẻ cùi , nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.

   Trên cơ sở quan điểm của người xưa, ngày nay chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta đều biết là giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị cho nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, chúng ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.

   Thống nhất với quan điểm của người xưa, chúng ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng,… ) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm và trách nhiệm với bản thân, với mọi người.

   Chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ảnh nội dung. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học… thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc và tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Trái lại, những kể thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng. Nếu kết hợp được một cách hài hòa giữa nội dung và hình thức, tất nhiên giá trị con người sẽ tăng lên rất nhiều.

   Tuy câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn xuất hiện đã khá lâu nhưng cho đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp- yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.

Bình luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn – Bài làm 3

Trong cuộc sống, đôi lúc ta chỉ nhìn hình thức bên ngoài của một người mà đánh giá họ. Và điều đó là không đúng. Giá trị của một người không được đánh giá bởi hình thức bên ngoài mà được đánh giá bằng nội dung bản chất bên trong người đó. Vì vậy ông bà ta ngày xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại. “Gỗ “là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo.”Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn, bền hơn. Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người.

Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó. Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát. Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa. Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất. Trong cuộc sống ta cũng vậy, không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung. Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác. Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết, thông minh. Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường. Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép, thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người.Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp. Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích. Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch, thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến. Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong. Những người này thật đáng phê phán. Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt để. Phải luôn ghi nhớ những điều tốt.

Tóm lại câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

0