Chữa ung thư với chuối hột
Chuối Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor) mà theo một nghiên cứu tại Đại học Tokyo Nhật có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường như ung thư. Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen (dark patches), càng đen chừng nào thì khả ...
Chuối
Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor) mà theo một nghiên cứu tại Đại học Tokyo Nhật có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường như ung thư.
Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen (dark patches), càng đen chừng nào thì khả năng tăng tính miễn dịch càng cao và tăng sức mạnh của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh. Chuối chín, tính chất chống ung thư cũng mạnh.
Theo nghiên cứu, chuối có khả năng trị bệnh hơn nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng… So sánh với táo, chuối có lượng protein nhiều hơn 4 lần, carbohydrate 2 lần, phospho 3 lần, vitamin A 5 lần và sắt 2 lần. Các vitamin và khoáng chất khác cũng nhiều hơn. Mỗi ngày nên ăn 1, 2 trái chuối để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm.
Bắp Chuối
Tác động chống ung thư của chuối thông qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt là TNF-R). Bằng một chuỗi phản ứng liên kết, TNF-R đẩy các tế bào ung thư đi đến chỗ tự sát (apoptosis).
Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiều quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Nhiều quá sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô dẫn đến đột quy å hay những bệnh thoái hoá thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê.
Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sỏi thận và sỏi mật.