Chữa lỗi dùng từ SBT Ngữ văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38...
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ ? a) – Tính nó cũng dễ dàng. – Tính nó cũng dễ dãi.. Soạn bài Chữa lỗi dùng từ SBT Ngữ văn 6 tập 1 – Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. ...
a) – Tính nó cũng dễ dàng.
– Tính nó cũng dễ dãi.. Soạn bài Chữa lỗi dùng từ SBT Ngữ văn 6 tập 1 –
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ ?
a) – Tính nó cũng dễ dàng.
– Tính nó cũng dễ dãi.
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 68, SGK.
2. Bài tập 2, trang 69, SGK.
3. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi dùng từ ?
a) – Tính nó cũng dễ dàng.
– Tính nó cũng dễ dãi.
b) – Ông ngồi dậy cho dễ dàng.
– Ông ngồi dậy cho dễ chịu.
c) – Tình thế không thể cứu vãn nổi.
– Tình thế không thể cứu vớt nổi.
3. Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau :
a) Hùng là một người cao ráo.
b) Nó rất ngang tàn.
c) Bài toán này hắc búa thật.
Gợi ý làm bài
1. Cả ba câu được dẫn trong bài tập đều mắc lỗi lặp từ. HS tìm các từ bị lặp và bỏ từ bị lặp đi. Ví dụ, với câu a có thể chữa như sau :
Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên được cả lớp quý mến.
2. Bài tập cho biết trong các câu đã cho có những từ dùng sai. HS phải tìm các từ bị dùng sai đó, lí giải nguyên nhân và thay thế chúng bằng những từ khác.
Cần lưu ý, trong tiếng Việt có nhiều từ có âm thanh gần nhau, nếu nhớ từ không kĩ dễ bị dùng lẫn lộn các từ với nhau. HS cần học từ cho cẩn thận và rèn thói quen kiểm tra lại từ khi viết bài. Ví dụ, trong câu a, từ linh động có nghĩa là : không quá câu nệ vào nguyên tắc. Với nghĩa này, HS nhận xét xem nó có phù hợp trong câu đã cho không ; nếu không, phải thay bằng từ nào.
3. HS đọc kĩ từng câu để phát hiện câu mắc lỗi hay không mắc lỗi dùng từ. Ví dụ : so sánh từ dễ dàng với từ dễ dãi trong việc miêu tả tính cách con người xem trường hợp nào sai, trường hợp nào đúng.
4. HS đọc kĩ từng câu, xem từ nào bị dùng sai rồi phân tích chỗ sai để tìm từ khác thích hợp hơn. Ví dụ, trong câu :
Hùng là một người cao ráo, ta thấy từ cao ráo dùng để miêu tả người là sai. Cao ráo có nghĩa là : cao và khô ráo, không ẩm thấp (với nghĩa này, từ cao ráo thường chỉ đặc tính của địa điểm : chỗ cao ráo, nhà cửa cao ráo…). Do vậy, phải thay từ cao ráo bằng từ khác, chẳng hạn, Hùng là một người cao lớn (cao to…).
HS tự làm các câu b, c.