15/01/2018, 13:58

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS Huỳnh Phước, Ninh Thuận

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS Huỳnh Phước, Ninh Thuận Đề kiểm tra Ngữ văn học kì 1 lớp 9 Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn dưới đây là đề ...

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS Huỳnh Phước, Ninh Thuận

Đề thi kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn dưới đây là đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp 9 - Trường THCS Huỳnh Phước, Ninh Phước, Ninh Thuận. Đề thi học kì môn văn lớp 9 này được sưu tầm và chọn lọc nhằm giúp các em học sinh có thể tham khảo và ôn luyện. Mời các em tải đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 này về làm và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi hết học kỳ 1 sắp tới.

Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Toán - Đề 1

Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học - Sở Giáo dục Đồng Nai

TRƯỜNG THCS HUỲNH PHƯỚC
NINH PHƯỚC –NINH THUẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9

Thời gian làm bài 90 phút 

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được viết theo thể thơ gì?

A. Tự do
B. Lục bát
C. Thất ngôn bát cú
D. Song thất lục bát

2. Câu thơ nào dưới đây bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả?

A. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
B. Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
C. Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
D. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

3. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?

A. Lượm
B. Đoàn thuyền đánh cá
C. Mùa xuân nho nhỏ
D. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

4. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?

A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Ca ngợi sự đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội.
C. Thể hiện cuộc sống nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
D. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.

5. Trong truyện Làng, tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ tính cách của mình?

A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe.
B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai.
D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ da diết cái làng Chợ Dầu của mình.

6. Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên?

“Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!... hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!” (Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long)

A. Tự ti
B. Chăm chỉ
C. Cởi mở
D. Khiêm tốn

7. Câu văn nào dưới đây thể hiện rõ yếu tố lập luận?

A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra, rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
C. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

8. Thành ngữ “Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm về quan hệ
D. Phương châm về cách thức

9. Thành ngữ nào không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?

A. Lúng búng như ngậm hột thị
B. Nói nhăng nói cuội
C. Ăn không nói có
D. Ăn ốc nói mò

10. “Con heo” là từ ngữ thuộc loại nào dưới đây?

A. phương ngữ Bắc
B. phương ngữ Trung
C. phương ngữ Nam
D. từ ngữ toàn dân

0