24/05/2018, 15:18

Chính sách Sản xuất Sạch hơn và thực tiễn

Giới thiệu Sản xuất công nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu và địa phương quốc gia. Nó tác động mạnh mẽ đến môi trường và chất lượng sống của quốc gia. Trong những năm gần ...

Giới thiệu

Sản xuất công nghiệp vẫn luôn là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu và địa phương quốc gia. Nó tác động mạnh mẽ đến môi trường và chất lượng sống của quốc gia. Trong những năm gần đây, các hoạt động đô thị ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường địa phương đã thu hút nhiều sự chú ý. Trong các thập kỷ qua, cách ứng phó của các nước công nghiệp phát triển đối với nạn ô nhiễm và suy thoái môi trường có 5 đặc điểm sau:

1. Không nhận ra ư hoặc phớt lờ ư vấn đề ô nhiễm môi trường;

2. Pha loãng hoặc phân tán ô nhiễm, làm hậu quả của nó bớt độc hại hoặc trở nên không rõ ràng;

3. Tìm cách kiểm soát ô nhiễm và chất thải (được gọi là tiếp cận kiểm soát cuối đường ống hoặc kiểm soát ô nhiễm);

4. Phát triển và cải tiến công nghệ môi trường, cho phép tạo ra vòng khép kín của dòng vật liệu quy trình sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuần hoàn và tái sử dụng chúng;

5. Gần đây nhất là thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH) thông qua việc phòng ngừa ô nhiễm và giảm chất thải tại nguồn.

Trước đây, các biện pháp mệnh lệnh và kiểm soát được các cơ quan môi trường sử dụng rộng rãi cho đến khi chúng tỏ ra có nhiều bất lợi. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm truyền thống tỏ ra kém hiệu quả hơn khi chúng mới được áp dụng, và đến một thời điểm thì những yêu cầu đặt ra quá tốn kém và không thể thực hiện được nữa. Thông thường, công nghệ kiểm soát cuối đường ống đơn giản chỉ là chuyển chất thải hoặc tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường này sangmôi trường khác, như trường hợp các thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí và nước đã sinh ra chất thải độc hại có nồng độ cao và chúng có thể rò rỉ từ các bãi chôn lấp. Những bất lợi chính của biện pháp mệnh lệnh và kiểm soát là, thứ nhất, không cho phép các doanh nghiệp khảo sát các phương pháp rẻ hơn đang được các doanh nghiệp khác sử dụng. Thứ hai, việc thực hiện rất phức tạp và tốn kém vì phải có một lực lượng quản lý mạnh, có năng lực. Tóm lại, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm của những năm 1970s và 1980s không còn đáp ứng được tình hình nữa, và một cách tiếp cận mới, linh hoạt hơn, phải được áp dụng cho phép các ngành công nghiệp, chính phủ, các nhà nghiên cứu môi trường cùng đề ra các giải pháp sáng tạo.

Giữa những năm 1980s, bên cạnh các biện pháp kiểm soát ô nhiễm truyền thống, người ta đã áp dụng rộng rãi hai biện pháp mới, đó là tuần hoàn chất thải và tuần hoàn năng lượng. Vào cuối thập kỷ đó, chính phủ và các ngành công nghiệp trên thế giới đã thừa nhận những khái niệm như bảo tồn nguồn lực, giảm nguy cơ và phòng ngừa ô nhiễm. Năm 1990, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Phòng ngừa ô nhiễm, yêu cầu các công ty báo cáo chi tiết nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm của mình. Cũng trong thời gian đó, Hoa Kỳ đã có những nỗ lực đầu tiên nhằm chuyển giao cho châu Âu những kinh nghiệm phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp.

Đáng chú ý là dự án Landskrona của Thụy Điển và dự án PRISMA của Hà Lan. Cả hai dự án đều đạt kết quả tốt, tạo ra các mô hình doanh nghiệp thành công trong phòng ngừa ô nhiễm, và sau đó đã kích thích sự hình thành một loạt các dự án phòng ngừa ô nhiễm tại các nước châu Âu khác.

Năm 1989, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đưa sáng kiến về SXSH, tạo ra và khái niệm hoá thuật ngữ “sản xuất sạch hơn”. Không chỉ đơn giản tập trung vào “công nghệ sạch”, mà Ban Công nghệ, Công nghiệp và Môi trường của UNEP đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý, tổ chức hiệu quả, và sự cần thiết liên tục nâng cao hiệu quả. Các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH rộng rãi trên toàn thế giới. Chương trình Nghị sự 21 được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992 coi SXSH là một thành phần không thế thiếu để đạt được phát triển bền vững. Nhằm quảng bá SXSH trên toàn cầu, năm 1994, UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp của LHQ) và UNEP đã cùng đưa ra sáng kiến xây dựng các Chương trình Trung tâm SXSH Quốc gia. Từ 1994, đã có 32 Trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Trung tâm SXSH Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây

0