Chiến lược DOTS đã áp dụng ở nước ta như thế nào ? Người bệnh cần làm gì để thực hiện chiến lược này ?
Chiến lược DOTS Từ năm 1996, nước ta đã bắt đầu triển khai áp dụng chiến lược DOTS trong điều trị bệnh lao, đến năm 1998 DOTS đã được triển khai trong pham vi toàn quốc. Công việc giams sát bệnh nhân dùng thuốc được thực hiện tại trung tâm y tế huyện, phòng khám đa khoa khu vực, ...
Chiến lược DOTS
Từ năm 1996, nước ta đã bắt đầu triển khai áp dụng chiến lược DOTS trong điều trị bệnh lao, đến năm 1998 DOTS đã được triển khai trong pham vi toàn quốc. Công việc giams sát bệnh nhân dùng thuốc được thực hiện tại trung tâm y tế huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và y tế thôn bản…
- Giai đoạn điều trị tấn công: bệnh nhân được điều trị nội trú tại bệnh viện huyện hoặc điều trị ngoại trú có kiểm soát tại tổ chống lao của huyện, phòng khám đa khoa khu vực hoặc trạm y tế xã. Trong giai đoạn điều trị tấn công, cán bộ y tế không đưa thuốc cho bệnh nhân tự dùng và cần hướng dẫn cụ thể việc dùng thuốc cho bệnh nhân hiểu.
- Giai đoạn điều trị duy trì:
+ Với phác đồ có HE thì cấp thuốc từng tháng cho người bệnh về điều tri tại nhà, cán bộ y tế kiểm tra việc sử dụng thuốc tại nhà tối thiểu 1tháng / 1lần.
+ Phác đồ có rifampicin (5R3H3E3 hoặc 4RH): thì cấp thuốc nửa tháng hoặc cả tháng hoặc cả tháng ( tùy theo người bệnh ở gần hay xa) và điều trị có kiểm soát tại trạm y tế xã.
- Đánh giá kết quả điều trị:
+ Theo dõi lam sàng hàng tháng (do cán bộ tổ chống lao huyện thực hiện): theo dõi diễn biến lâm sàng, chấp hành điều trị, tác dụng không mong muốn của thuốc…
+ Theo dõi xét nghiệm đờm (1 mẫu/ 1lần): lao phổi AFB (+): xét nghiệm 3 lần vào cuối các tháng 2 (hoặc 3), thấng 5, 7 (hoặc 8). Lao phổi AFB (-): xét nghiệm 2 lần vào cuối các tháng 2, 5.
Người bệnh cần thực hiện các công việc sau để tham gia vào chiến lược DOTS:
- Dùng thuốc đều và đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Đặc biệt là giai đoạn điều trị duy trì (khi thuốc được phat cho người bệnh 1/2 tháng hay 1 tháng). Thời gian này đòi hỏi người bệnh phải tự giác rất cao, vì không có sự giám sát hàng ngày của cán bộ y tế. Mặt khác lúc này, bệnh nhân thường không còn triệu chứng lâm sàng, cảm giác đã khỏi bệnh, nhưng thực tế là bệnh chưa khỏi , nếu ngừng thuốc thì khả năng bệnh tái triển trở lại và nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc xảy ra.
- Người bệnh cần nhớ và thực hiện đúng thời điểm lấy đờm đi xét nghiệm để đánh giá được kết quả điều trị.
- Nếu phải chuyển đi nơi khác (chuyển chỗ ở hoặc các lý do khác) thì phải lấy phiếu chuyển của nơi điều trị và trình phiếu này tại nơi đến mới để được tiếp tục điều trị đủ thời gian quy định.
- Trong quá trình điều trị nếu có những bất thường: đau đầu, ù tai, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau khớp…. Đây là những dấu hiệu thường gặp của tác dụng không mong muốn của một số thuốc lao, cần báo ngay cho cán bộ y tế để xử lý kip thời.