Chia sẻ kỹ thuật ghép cải tạo vườn bơ cho năng suất cao hơn
October 27, 2018 | Cây ăn trái | Sau một thời gian dài canh tác nếu giống bơ hiện tại không cho năng suất chất lượng như mong muốn. Hộ trồng có thể tiến hành việc ghép cải tạo cây giống mới trên gốc bơ đã lớn mà không cần phải tiến hành chặt bỏ cây. Thời gian cây cho thu hoạch nhanh ...
Sau một thời gian dài canh tác nếu giống bơ hiện tại không cho năng suất chất lượng như mong muốn. Hộ trồng có thể tiến hành việc ghép cải tạo cây giống mới trên gốc bơ đã lớn mà không cần phải tiến hành chặt bỏ cây. Thời gian cây cho thu hoạch nhanh rút ngắn quá trình chăm sóc, với kỹ thuật ghép cải tạo vườn bơ mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
Những ưu điểm của kỹ thuật ghép cải tạo vườn bơ
+ Hộ nông dân có thể tận dụng được gốc ghép lớn khỏe mạnh, không phải chặt bỏ.
+ Khi đã ghép hỏng hộ trồng có thể thực hiện ghép lại và không làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.
+ Bạn có thể ghép nhiều giống bơ khác nhau trên cùng một gốc bơ.
+ Thời gian cây cho trái nhanh chỉ từ 1-2 năm sau khi thực hiện việc ghép.
+ Tăng cao thu nhập cho bà con nông dân nhờ vào chồi ghép là giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Các phương pháp ghép cải tạo bơ phổ biến hiện nay
Kỹ thuật ghép cải tạo vườn bơ phổ biến với hai phương pháp được bà con nông dân áp dụng rộng rãi đó là ghép đầu cành và ghép thân:
+ Ghép đầu cành: Nếu chọn chồi ghép có bông cây sẽ nhanh cho trái, tỷ lệ sống sau ghép cao. Nhưng kỹ thuật ghép này chỉ thích hợp với gốc ghép có độ tuổi từ 1-2 năm tuổi. Đối với những gốc ghép lớn hơn sẽ tốn rất nhiều chồi và bạn khó quản lý chồi vượt.
+ Ghép thân: Hình thức ghép này chồi tốn ít hơn, số lượng chồi trên cây dễ dàng hơn cho việc quản lý. Sau khi thực hiện việc ghép thành công bạn có thể tiến hành cưa ngang thân 1-2 chồi đã ghép. Với việc làm này sẽ tránh được nhầm lẫn nuôi nhầm chồi trong quá trình chăm sóc. Chồi được tập trung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khỏe mạnh, tạo hình tốt. Ưu điểm của kỹ thuật ghép cải tạo này là có thể thực hiện trên gốc ghép nhiều năm tuổi nhưng nhược điểm là cây lâu cho trái.
Chọn chồi ghép
+ Chọn chồi ghép là những giống bơ có năng suất cao phẩm chất tốt như giống bơ Booth 7, bơ Gem Hass, bơ Reed, bơ ruột đỏ…
+ Chọn chồi ghép là những chồi bánh tẻ chúng không quá non và cũng không quá già.
+ Chồi được lấy từ cây 5-6 năm tuổi, có 2-3 mắt.
+ Không bón phân cho cây dự định lấy chồi 20 ngày trước đó.
Phương pháp ghép cải tạo bơ đầu cành
+ Chọn cây bơ có độ tuổi 2-3 năm tuổi, cây phát triển bình thường không nhiễm sâu bệnh.
+ Chọn vị trí cắt ngang ngay đầu ngọn, thân bánh tẻ chưa quá già.
+ Chẻ dọc thân chừng 1-2 cm.
+ Chồi ghép vót tạo hình chữ V đặt chồi vào phần thân đã chẻ dọc trước đó.
+ Dùng dây nylon quấn giữ chồi và thân ghép chặt lại với nhau.
+ Sử dụng túi nylon chụp kín phần chồi ghép để tránh nước mưa hoặc bụi bẩn bám vào vị trí này.
+ Khoảng 20-25 ngày sau chồi sẽ nhú nhầm mới lúc này chúng ta có thể tháo bỏ túi nylon, 40 ngày sau đó tháo bỏ dây ghép.
Phương pháp ghép vỏ, ghép thân
+ Lựa chọn những cành bơ có đường kính 2-5cm để ghép cải tạo vườn bơ.
+ Phần vỏ dày chừng 1-2mm nếu dày quá có thể dùng dạo để lạng bỏ bớt đi.
+ Dùng dao rạch 2 đường song song trên vỏ và vị trí từ vết rạch này sang vết kia bằng đường kính chồi ghép.
+ Rạch thêm một đoạn phía trên đường song song rồi dùng tay bóc nhẹ lớp vỏ ra.
+ Vót chồi ghép hình dạng chữ V, đặt vào vị trí phần vỏ đã tách trước đó rồi dùng dây ghép quấn cố định lại che cả phần và thân.
+ Che nắng tránh ánh sáng trực tiếp và khoảng cây bắt đầu ra mầm hoa tiến hành gỡ bỏ túi nilon.
+ 2-3 tháng sau chồi ghép phát triển mạnh có thể cưa bỏ phần chồi bên trên để nuôi chồi ghép phát tán
Toàn bộ kỹ thuật ghép cải tạo vườn bơ đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết đến cho các bạn. Hi vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho bà con nông dân trong việc cải tạo vườn bơ. Tăng cao năng suất phẩm chất cuối vụ thu hoạch mang lại lợi nhuận kinh tế cao.