03/06/2018, 23:17

Chia sẽ cách giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp

Thống kê của Bộ Y tế, tần suất THA ở nước ta ngày càng tăng theo các năm. Năm 1960 có khoảng 1% dân số bị THA, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số và đến nay tỉ lệ này đã tăng lên đến trên 20% (Hà Nội là 23,2%, TP Hồ Chí Minh gần 21%). Điều khiến các nhà chuyên môn rất lo ngại là số người không biết ...

Thống kê của Bộ Y tế, tần suất THA ở nước ta ngày càng tăng theo các năm. Năm 1960 có khoảng 1% dân số bị THA, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số và đến nay tỉ lệ này đã tăng lên đến trên 20% (Hà Nội là 23,2%, TP Hồ Chí Minh gần 21%). Điều khiến các nhà chuyên môn rất lo ngại là số người không biết mình bị bệnh nên chưa được điều trị hoặc điều trị chưa đúng chiếm gần 90%. Hầu hết người bệnh THA chỉ điều trị khi thấy khó chịu và khi thấy các chỉ số huyết áp trở về bình thường là tự ý bỏ thuốc hoặc chỉ điều trị một đợt, không khám lại… Vì thế những biến chứng do THA gây ra như tại biến mạch não, nhồi máu cơ tim, suy thận… ngày càng tăng. Tỷ lệ bệnh nhân phải tái nhập viện, tàn phế hoặc tử vong do bệnh gây ra rất cao. Với mong muốn giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, kiểm soát được huyết áp, đồng thời sớm phát hiện và điều trị kịp thời các dấu hiệu bệnh nguy hiểm, từ năm 2000 Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện mô hình “Quản lý điều trị ngoại trú có kiểm soátbệnh THA”. Mô hình này đến nay đã phát huy hiệu quả lớn, 2350 bệnh nhân THA tuổi từ 19 đến 90 luôn được theo dõi chặt các diễn biến của bệnh qua các lần tái khám.

BPM-measuring-4 

Bác sĩ Đồng Văn Thành – Khoa Khám bệnh cho biết, những bệnh nhân đến đây được xác định là THA theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Phần lớn người bệnh THA đều có các bệnh phối hợp như rối loạn chuyển hoá lipid, đái tháo đường, béo phì, tăng axít uric máu, gout. Đặc biệt nhiều bệnh nhân đã bị tai biến mạch não (xuất huyết não, nhũn não). Những bệnh nhân này vào đây được làm hồ sơ quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả điều trị từ lần khám đầu và các lần tái khám sau đó. Thông qua hồ sơ bệnh án của từng người, các bác sĩ có thể nắm bắt một cách kịp thời những diễn biến bệnh của họ cũng như các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Để tiện cho việc theo dõi, quản lý và điều trị, Khoa đã chia số bệnh nhân trên ra làm hai nhóm. Nhóm I gồm những bệnh nhân THA nhẹ, vừa và ít có yếu tố nguy cơ. Nhóm II là những bệnh nhân THA nặng hoặc có tổn thương một số cơ quan và có nhiều yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân thuộc nhóm I được tái khám 2 – 4 tuần khởi đầu điều trị, khi huyết áp đã kiểm soát được thì tái khám sau 1 – 3 tháng. Những bệnh nhân nhóm này được theo dõi diễn biến lâm sàng, chỉ số HA qua sổ theo dõi tại nhà và bệnh án tại viện để đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện kịp thời những tác dụng phụ của thuốc, những biến chứng để điều chỉnh thuốc, thời gian tái khám phù hợp hoặc cho vào điều trị nội trú. Với những trường hợp HA hay dao động, tăng huyết áp kháng trị thì được theo dõi huyết áp 24 giờ bằng thiết bị holter. Bệnh nhân thuộc nhóm II được tái khám sau 1 – 2 tuần khởi đầu điều trị. Với những người đã có biến chứng nặng như nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch não nặng, cơn đau thắt ngực không ổn định, suy tim độ III và IV sẽ được điều trị nội trú. Sau 1 – 2 tuần ra viện, bệnh nhân được tái khám. Các bác sĩ ở đây đặt ra mục tiêu điều trị cho người bệnh là phải đạt được chỉ số HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương dưới 85 mmHg (ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận mạn tính hoặc người có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch…), đồng thời phòng ngừa các biến chứng. Mỗi bệnh nhân được quản lý theo dõi điều trị ngoại trú liên tục trong 32 tháng.

Trong số 2.350 bệnh nhân THA được quản lý và điều trị, thấy trên 80% bệnh nhân phải dùng phối hợp hai hoặc nhiều nhóm thuốc mới có thể đạt được chỉ số HA mục tiêu. Trong số này có 73,4% bệnh nhân được quản lý, theo dõi và điều trị đúng. Số còn lại vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, theo dõi và điều trị giảm nhiều biến chứng do THA gây ra. Được biết vào thời điểm này, Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày phải tiếp nhận không dưới 30 bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, chảy máu não, liệt nửa người… mà nguyên nhân chủ yếu là do tăng huyết áp. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai. Các bác sĩ ở đây cho biết, về nguyên tắc, điều trị bệnh này không được gấp, đặc biệt là đối với người già. Giảm huyết áp không thể quá nhanh, nếu không sẽ cho hiệu quả ngược lại. Bệnh nhân huyết áp cao phải ăn những thứ thanh đạm, không nên ăn những thứ nhiều mỡ và chất béo. Đối với những bệnh nhân huyết áp cao, tuyệt đối không được tuỳ tiện tập luyện. Sáng sớm ngủ dậy, huyết áp thường tăng cao, do vậy không nên tập luyện buổi sáng, nhất là khi trời lạnh. Phải tránh mọi hoạt động nhanh, mạnh vào sáng sớm. Chờ qua thời gian đó rồi mới hoạt động từ từ. Ví dụ như tập một số động tác nhẹ nhàng như thái cực quyền, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải

Thông tin tham khảo thêm

Sử dụng máy đo huyết áp hàng ngày không những giúp kiểm soát tình trạng huyết áp mà còn hạn chế nguy cơ các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu trong gia đình bạn.
Một trong những sản phẩm tiên tiến nhất hiện nay được các chuyên gia khuyên dùng đó là máy đó huyết áp Omron HEM 7322

may-do-huyet-ap-omron-hem-7322

Mọi thông tin hay thắc mắc bạn có thể liên hệ qua :
+ Hotline: 01698883456 – ĐT: 08 39561247 tư vấn của dược sĩ
Hoặc địa chỉ:
+ Nhà thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM ( đối diện bệnh viện chợ Rẫy ).
+ Nhà thuốc Việt số 2: 210 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM ( ngay ngã 3 Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão).
Bạn  có thể xem chi tiết sản phẩm ” Omron HEM 7322” và hổ trợ mua hàng trưc tuyến tại website: http://nhathuocviet.vn/san-pham/may-do-huyet-ap-bap-tay-tu-dong-omron-hem-7322.html
Chúc bạn sức khỏe !!!

0