10/05/2018, 22:44
Chia sẻ các bài viết hay về học IELTS của Excelsior
Topic này sẽ chia sẻ với mọi người kinh nghiệm học IELTS, từ chia sẻ tài liệu cho tới các bài viết phân tích lỗi sai thường gặp và hướng dẫn học và làm bài thi IELTS. Các bài viết chia sẻ này là do giảng viên của Excelsior viết từ kinh nghiệm giảng dạy và học tập của bản thân. Nếu mọi người có ...
Topic này sẽ chia sẻ với mọi người kinh nghiệm học IELTS, từ chia sẻ tài liệu cho tới các bài viết phân tích lỗi sai thường gặp và hướng dẫn học và làm bài thi IELTS. Các bài viết chia sẻ này là do giảng viên của Excelsior viết từ kinh nghiệm giảng dạy và học tập của bản thân. Nếu mọi người có phản hồi hoặc câu hỏi gì cho từng bài chia sẻ có thể inbox cho Excelsior hoặc reply vào topic nhé.
Bài viết đầu tiên sẽ chia sẻ về những lưu ý cơ bản nhất của bài IELTS Writing - Kỹ năng khoai nhất trong bài thi IELTS.
GIỚI THIỆU VỀ IELTS WRITING VÀ CHIẾN LƯỢC HỌC IELTS WRITING
Đối với những ai đã biết ít nhiều về bài thi IELTS, thì hẳn các bạn đều nắm được cấu trúc bài thi IELTS Academic Writing bao gồm 2 phần trong vòng 60 phút. Writing task 1 sẽ phải viết tối thiểu 150 từ miêu tả biểu đồ, bảng biểu hoặc sơ đồ. Task 2 tối thiểu 250 từ, trong đó người viết phải viết một bài luận ngắn đưa ra ý kiến của cá nhân về một vấn đề chung. Khá nhiều sách hướng dẫn IELTS writing task 2 được viết theo các chủ đề chung và đã từng gặp trong các bài thi ielts như pollution, crime, employment hay media.
Như vậy, task 1 sẽ chủ yếu tập trung vào việc phân tích số liệu biểu đồ, còn task 2 phản ánh ý kiến chủ quan và khả năng biện luận bằng tiếng Anh của người viết. Cần lưu ý rằng điểm cốt lõi của việc đánh giá bài viết là khả năng sử dụng tiếng Anh thành thục, nghĩa là sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, cấu trúc câu mạch lạc và đúng ngữ pháp. Nói vậy là để chia sẻ 1 chiến lược mà một số bạn đã từng chia sẻ là học thuộc bài mẫu theo từng chủ đề và lắp ghép nó vào trong đề bài cụ thể khi đi thi. Mình không phản đối cách học này, vì bằng chứng là có bạn đã được 7.0 writing nhờ vào đó. Nhưng mình lưu ý rằng, tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của chúng ta, nên khả năng lắp ghép câu từ được học thuộc vào đề bài mới không hề đơn giản như “piece of cake”.
Có 2 vấn đề lớn nhất về writing mình nhận thấy ở nhiều người là (i) không có ý tưởng, hay gọi nôm na là “không biết viết gì bây giờ” và (ii) có ý tưởng nhưng không biết viết như thế nào. Vấn đề (i) là vấn đề về năng lực tư duy và động não hoặc không có kiến thức đa dạng. Vấn đề thứ (ii) nằm trong phạm vi khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Mình sẽ phân tích 2 vấn đề này dựa trên tiêu chí chấm bài ielts writing đã được công bố. Bài thi sẽ được chấm theo 4 tiêu chí như sau:
Task response: bài viết giải quyết được tất cả các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Bài viết có dàn ý, bố cục rõ ràng. Các ý được trình bày sáng rõ và thuyết phục. Đây cũng chính là vấn đề tư duy, bởi lẽ khi người viết không có ý tưởng thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng viết luẩn quẩn lan man, hoặc lạc đề
Coherence và cohesion: bài viết phải đảm bảo chặt chẽ, có mối liên kết với nhau và logic. Các ý được nêu trong bài viết phải nhất quán và có tính tiếp nối. Tiêu chí này vừa gắn với vấn đề tư duy sắp xếp bố cục, mà cũng liên quan đến khả năng sử dụng các phương thức nối câu, nối ý trong tiếng Anh.
Lexical resource: vốn từ sử dụng trong bài viết phong phú, có tính học thuật và hợp ngữ cảnh. Đây cũng là vấn đề về năng lực sử dụng ngôn ngữ, trau dồi vốn từ vựng.
Grammatical range and accuracy: câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy dùng đúng chỗ, và dùng đa dạng các loại câu. Tương tự như lexical resource, tiêu chí này tập trung vào năng lực ngôn ngữ của người viết.
Phân tích này cho thấy việc đạt được điểm 6.0 ielts sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Việc bắt tay vào học hẳn là sẽ khá ngợp với mọi người. Việc có người kèm cặp và giảng giải chắc chắn rất quan trọng cho writing skills để giúp phát hiện ra chỗ sai và chỉnh sửa. Nhưng đồng thời, điều kiện tiên quyết theo mình là sự kiên trì và không nóng vội đốt cháy giai đoạn của người học.
Thứ nhất là vốn từ vựng và ngữ pháp không thể cải thiện trong một sớm một chiều. Thứ hai, tập writing sẽ không phải là yêu cầu người học ngay lập tức tập viết cả bài, mà sẽ đòi hỏi chia nhỏ thành từng phần, từng giai đoạn để luyện tập làm quen.
Những bài viết hướng dẫn IELTS writing của mình sau này sẽ đi theo hướng đó. Mình sẽ chỉ cho các bạn từng bước để xây dựng bài viết. Chắc chắn dành thời gian để tập từng chút một sẽ đem lại cho bạn kêt quả mong muốn.
Bài viết đầu tiên sẽ chia sẻ về những lưu ý cơ bản nhất của bài IELTS Writing - Kỹ năng khoai nhất trong bài thi IELTS.
GIỚI THIỆU VỀ IELTS WRITING VÀ CHIẾN LƯỢC HỌC IELTS WRITING
Đối với những ai đã biết ít nhiều về bài thi IELTS, thì hẳn các bạn đều nắm được cấu trúc bài thi IELTS Academic Writing bao gồm 2 phần trong vòng 60 phút. Writing task 1 sẽ phải viết tối thiểu 150 từ miêu tả biểu đồ, bảng biểu hoặc sơ đồ. Task 2 tối thiểu 250 từ, trong đó người viết phải viết một bài luận ngắn đưa ra ý kiến của cá nhân về một vấn đề chung. Khá nhiều sách hướng dẫn IELTS writing task 2 được viết theo các chủ đề chung và đã từng gặp trong các bài thi ielts như pollution, crime, employment hay media.
Như vậy, task 1 sẽ chủ yếu tập trung vào việc phân tích số liệu biểu đồ, còn task 2 phản ánh ý kiến chủ quan và khả năng biện luận bằng tiếng Anh của người viết. Cần lưu ý rằng điểm cốt lõi của việc đánh giá bài viết là khả năng sử dụng tiếng Anh thành thục, nghĩa là sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh, cấu trúc câu mạch lạc và đúng ngữ pháp. Nói vậy là để chia sẻ 1 chiến lược mà một số bạn đã từng chia sẻ là học thuộc bài mẫu theo từng chủ đề và lắp ghép nó vào trong đề bài cụ thể khi đi thi. Mình không phản đối cách học này, vì bằng chứng là có bạn đã được 7.0 writing nhờ vào đó. Nhưng mình lưu ý rằng, tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của chúng ta, nên khả năng lắp ghép câu từ được học thuộc vào đề bài mới không hề đơn giản như “piece of cake”.
Có 2 vấn đề lớn nhất về writing mình nhận thấy ở nhiều người là (i) không có ý tưởng, hay gọi nôm na là “không biết viết gì bây giờ” và (ii) có ý tưởng nhưng không biết viết như thế nào. Vấn đề (i) là vấn đề về năng lực tư duy và động não hoặc không có kiến thức đa dạng. Vấn đề thứ (ii) nằm trong phạm vi khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Mình sẽ phân tích 2 vấn đề này dựa trên tiêu chí chấm bài ielts writing đã được công bố. Bài thi sẽ được chấm theo 4 tiêu chí như sau:
Task response: bài viết giải quyết được tất cả các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Bài viết có dàn ý, bố cục rõ ràng. Các ý được trình bày sáng rõ và thuyết phục. Đây cũng chính là vấn đề tư duy, bởi lẽ khi người viết không có ý tưởng thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng viết luẩn quẩn lan man, hoặc lạc đề
Coherence và cohesion: bài viết phải đảm bảo chặt chẽ, có mối liên kết với nhau và logic. Các ý được nêu trong bài viết phải nhất quán và có tính tiếp nối. Tiêu chí này vừa gắn với vấn đề tư duy sắp xếp bố cục, mà cũng liên quan đến khả năng sử dụng các phương thức nối câu, nối ý trong tiếng Anh.
Lexical resource: vốn từ sử dụng trong bài viết phong phú, có tính học thuật và hợp ngữ cảnh. Đây cũng là vấn đề về năng lực sử dụng ngôn ngữ, trau dồi vốn từ vựng.
Grammatical range and accuracy: câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy dùng đúng chỗ, và dùng đa dạng các loại câu. Tương tự như lexical resource, tiêu chí này tập trung vào năng lực ngôn ngữ của người viết.
Phân tích này cho thấy việc đạt được điểm 6.0 ielts sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Việc bắt tay vào học hẳn là sẽ khá ngợp với mọi người. Việc có người kèm cặp và giảng giải chắc chắn rất quan trọng cho writing skills để giúp phát hiện ra chỗ sai và chỉnh sửa. Nhưng đồng thời, điều kiện tiên quyết theo mình là sự kiên trì và không nóng vội đốt cháy giai đoạn của người học.
Thứ nhất là vốn từ vựng và ngữ pháp không thể cải thiện trong một sớm một chiều. Thứ hai, tập writing sẽ không phải là yêu cầu người học ngay lập tức tập viết cả bài, mà sẽ đòi hỏi chia nhỏ thành từng phần, từng giai đoạn để luyện tập làm quen.
Những bài viết hướng dẫn IELTS writing của mình sau này sẽ đi theo hướng đó. Mình sẽ chỉ cho các bạn từng bước để xây dựng bài viết. Chắc chắn dành thời gian để tập từng chút một sẽ đem lại cho bạn kêt quả mong muốn.