25/05/2018, 14:28

Chỉ số khối cơ thể

có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng. Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: ...

có thể giúp xác định một người bị bệnh béo phì hay bị bệnh suy dinh dưỡng.

Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = W ( H ) 2 size 12{ ital "BMI"= { {W} over { ( H ) rSup { size 8{2} } } } } {}

Người lớn hơn 20 tuổi:

Phân loại kiểu 1

* BMI < 18: người gầy

* BMI = 18 - 24,9: người bình thường

* BMI = 25 - 29,9: người béo phì độ I

* BMI = 30 - 34,9: người béo phì độ II

* BMI > 35: người béo phì độ III

Phân loại kiểu 2

Nam:

* BMI < 20: người dưới cân

* 20 <= BMI < 25: người bình thường

* 25 <= BMI < 30: người quá cân

* BMI > 30: người béo phì

Nữ:

* BMI < 18: người dưới cân

* 18 <= BMI < 23: người bình thường

* 23 <= BMI < 30: người quá cân

* BMI > 30: người béo phì

Trẻ em 2-20 tuổi:

Dựa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính:

1. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th)

2. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 --> 85

3. Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 --> 95

4. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95

Dựa vào thống kê toán học, người ta có thể tính vị trí percentile của giá trị BMI tương ứng tuổi và giới tính. Nguyên nhân của béo phì hiện nay có rất nhiều tuy nhiên một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức sai lầm về ăn uống

0