13/06/2018, 11:49

Chế biến thức ăn cho bò sữa

Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa Đối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có tỷ lệ dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu, mặt khác, rơm chứa ít tinh bột dễ hoà tan, ít đạm và khoáng chất. Vì vậy, để tăng khả năng ...

Kỹ thuật xử lý, chế biến rơm lúa

Đối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên, rơm khô có tỷ lệ dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu, mặt khác, rơm chứa ít tinh bột dễ hoà tan, ít đạm và khoáng chất. Vì vậy, để tăng khả năng tiêu thụ, tăng tỷ lệ tiêu hoá rơm và cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho loài nhai lại, nên tiến hành xử lý, chế biến rơm trước khi cho gia súc ăn.

Các biện pháp xử lý, chế biến rơm nhằm mục đích:

– Công phá các cấu trúc xơ thô trong rơm lúa, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng

– Kích thích vi sinh vật dạ cỏ hoạt động mạnh hơn nhờ tạo ra cho chứng một môi trường thích hợp hơn.

Làm cho rơm hấp dẫn hơn đối vối loài nhai lại, chúng tiêu thụ được lượng lớn horn, đồng thòi cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.

Kiềm hoá rơm với nước vôi:

Dùng nước vôi pha loãng với tỷ lệ 1% (1kg vôi sống hoặc 3kg vôi tôi hoà trong 100 lít nước) tưới lên rơm khô sau khi đã băm thái nhỏ thành mẩu 6 – 10cm và rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng. Tỷ lệ nước vôi/rơm khô: 6/1 (cứ 6 lít nước vôi tưới cho 1 kg rơm khô). Chú ý đảo trộn đều và để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho gia súc nhai lại ăn.

Cũng có thể cho rơm lúa đã cắt ngắn vào bể ximăng, đổ nước vôi pha loãng và theo tỷ lệ như trên vào bể để kiềm hoá. Đảo trộn đều trong vòng 2 – 3 ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần. Sau đó vót rơm lên giá nghiêng, dội cho bớt nước vôi và để cho ráo nước, trước khi cho gia súc ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.

Xử lý rơm với nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của rơm lên 7 – 8% và mỗi ngày, mỗi con bò có thể ăn được khoảng 10kg.

Nếu lúc đầu gia súc chưa quen ăn, nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi. Để giảm bớt mùi nồng của vôi và để gia súc thích ăn hơn,nếu có điều kiện thì trước khi cho gia súc ăn, nên trộn rơm với rỉ mật và urê (3kg rơm đã kiềm hoá + 0,5kg rỉ mật + 20g urê).

Ủ rơm với urê:

Phương pháp chế biến rơm lúa với urê rất phổ biến, rất đơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm lúa sau khi chế biến có thể cho trâu bò ăn thoải mái, không sợ bị ngộ độc. Trâu bò được ăn loại rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ngay cả trong vụ đông xuân thiếu thốn cỏ tươi. Bởi vì rơm lúa sau khi chế biến với urê đã làm cho trâu bò ăn được nhiều hơn 50 – 65% so với rơm không chế biến.

Mặt khác, hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp hơn hai lần.

Có thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 100kg rơm khô cần 4kg urê và 80 – 100 lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).

Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi măng. Cũng có thể sử dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilông dày. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rom cần ủ.

Cách làm: pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ lên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí và nước mưa bên ngoài không lọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.

Sau khi ủ 7 – 10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố. Một con trâu bò có thể ăn khoảng 10kg mỗi ngày.

Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi ủ, không bị đen và không có nấm mốc.

Nhìn chung, gia súc nhai lại thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số gia súc nhai lại không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.

Ủ rơm với urê và vôi tôi:

Về cơ bản, phương pháp này cũng giống như phương pháp ủ rơm với urê, chỉ khác là giảm lượng urê và cho thêm vôi tôi vào để giảm chi phí. Tỷ lệ các chất và nguyên liệu như sau:

Đọc thêm  Chọn lọc và cải tạo nâng cao khả năng cày kéo của trâu bò

Urê: 2kg

Vôi tôi: 05 kg

Muối ăn: 0,5 kg

Rơm lúa khô: 100 kg

Nước: 60 – 80 lít

Hoà đều urê, muối ăn và vôi tôi vào lượng nước nêu trên và tưới đều cho 100 kg rơm lúa. Ủ trong vòng 10 – 15 ngày rồi lấy ra cho trâu bò ăn. Có thể ủ trong bao nilông đựng phân đạm hoặc trong bao tải dứa. Cứ sau mỗi lần lấy rơm ra cho gia súc ăn lại buộc kín bao lại để tránh thoát khí amoniac.

Ủ rơm với urê và rỉ mật:

Tỷ lệ rơm, urê, nước cũng giống như trên, nhưng có thêm 4 kg rỉ mật cho 100 kg rơm.

Khi cho thêm rỉ mật, giá trị dinh dưỡng của rơm tăng lên, rơm có mùi thơm, ít hăng hơn và gia súc nhai lại thích ăn hơn.

Phương pháp ủ tương tự như trên. Lưu ý hoà tan đều cả urê và rỉ mật trong nước.

Chế biến thức ăn tinh hỗn hợp

Tuỳ theo trạng thái sinh lý và các điều kiện cụ thể… cần phải cho bò sữa ăn thêm thức ăn tinh. Tuy nhiêri, nếu ta cho chúng ăn từng loại thức ăn tinh riêng biệt thì dù chất lượng tốt như bột ngô, khô dầu đậu tương… vẫn không thể bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng, tức là có thể dư thừa chất này mà lại thiếu chất khác. Chính vì vậy, cần phối hợp các loại thức ăn (các nguyên liệu thức ăn) theo các tỷ lệ nhất định sao cho hỗn hợp tạo ra có hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối, phù hợp với nhu cẩu của từng loại gia súc.

Thực tế trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hãng sản xuất ra. Nhìn chung các loại thức ăn này có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các loại thức ăn này thường đắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, chúng ta không thể tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm như cám gạo, tấm, bột ngô, bột đậu tương… sẵn có trong mỗi gia đình.

Mỗi người chăn nuôi hoàn toàn có thể tự sản xuất được thức ăn tinh hỗn hợp. Yêu cầu chung trong sản xuất thức ăn tinh hỗn hợp là:

Cần có từ ba loại thức ăn trở lên, càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt.

Sử dụng tối đa các loại thức ãn sẵn có của mỗi gia đình

Thức ăn tinh hỗn hợp phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản Sau đây là một số công thức phối chế thức ăn (tính cho 100 kg thức ăn tinh hỗn hợp):

+ Công thức 1:

– Cám gạo: 35kg

– Bột sắn:10kg

– Bột ngô: 30kg

– Khô dầu các loại: 10kg

– Bột cá (với NaCl < 15%): 10kg

– Bột sò hoặc bột xương: 4kg

– Urê: 0,5kg

– Premix khoáng và vitamin: 0,5kg

+ Công thức 2:

– Cám gạo (hoặc tấm, bột ngô): 10 – 30kg

– Bột sắn: 0 – 40kg

– Khô dầu các loại: 10 – 20kg

– Bột thân, lá, vỏ lạc: 0 – 10kg

– Rỉ mật: 0 – 5kg

– Urê: 0 – 1kg

– Bột xương: 2 – 3kg

– Muối ăn: 0,5 – 1kg

Để phối chế thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể sử dụng một loại thức ăn đậm đặc sản xuất công nghiệp, sau đó cho thêm một số thành phần, bảo đảm tạo ra một loại hỗn hợp vừa rẻ và chất lượng tốt, lại vừa sử dụng được các thức ăn sẩn có. Ví dụ: có thể sử dụng Guyo – 68 (thức ăn đậm đặc bò sữa do Liên doanh Guyomarch-VCN sản xuất, với thành phần: protein > 40%, xơ = 10%, Ca = 3,05 – 3,15%, p = 0,56%), theo các công thức sau đây (tính cho 100 kg):

cong thuc pha tron thuc an

Kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng

Bánh dinh dưỡng là một dạng chế biến các phụ phẩm công – nông nghiệp rẻ tiền. Thành phần chủ yếu của bánh dinh dưỡng gồm; rỉ mật (cung cấp năng lượng), urê (cung cấp đạm) và các chất khoáng. Ngoài ra, để làm bánh dinh dưỡng cần sử dụng thêm các chất độn, các chất kết dính tạo thuận lợi cho việc ép thành bánh và làm cho bánh xốp. Đó là đá vôi, ximăng, vỏ lạc xay nhỏ, bột bã mía, rơm nghiền…

Sử dụng bánh dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa có nhiều lợi ích: tận dụng được các nguyên liệu thức ăn rẻ tiền, kém ngon miệng và mất cân đối về mặt dinh dưỡng tạo thành một hỗn hợp ngon miệng, cân đối dinh dưỡng và hoàn toàn có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp (chính vì vậy một số người còn gọi là bánh đa dinh dưỡng). Bánh dinh dưỡng cung cấp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ các chất bột đường và đạm phi protein, làm cho quá trình tổng hợp đạm vi sinh vật đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu của bánh dinh dưỡng:

– Bảo đảm có các thành phần cần thiết, cung cấp các chất dinh dưỡng cho gia súc.

– Có độ cứng thích hợp, không bị vỡ khi vận chuyển.

Đọc thêm  Nguyên tắc cơ bản của cấy truyền phôi bò

– Gia súc thích ăn.

Có nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng. Sau đây là ba công thức được nhiều người áp dụng (tính cho 100 kg):

+ Công thức 1:

– Rỉ mật: 52 kg

– Urê: 3kg

– Hỗn hợp khoáng: 1kg

– Muối ăn: 2kg

– Vôi bột: 2kg

– Bột bã mía: 20

– Bột dây lạc: 20kg

Công thức 2:

– Rỉ mật:40 – 50kg

– Ưrê: 10kg

– Cám gạo: 10kg

– Vôi bột: 5kg

– Muối ăn: 5kg

– Xi măng: 5kg

– Bột vỏ lạc: 20 – 30kg

Công thức 3:

– Rỉ mật: 40kg

– Urê: 4kg

– Cám gạo: 10kg

– Bột sắn: 10kg

– Hỗn hợp khoáng: 1kg

– Muối ăn: 5kg

– Bột dây, vỏ lạc: 30kg

Trong trường hợp không có bột dây, vỏ lạc, bột bã mía khô có thể thay thế bằng bã sắn khô hoặc dây khoai lang băm nhỏ và phơi khô.

Các dụng cụ cần thiết để làm bánh dinh dưỡng bao gồm: máy ép khuôn với khuôn ép tuỳ theo khối lượng tảng bánh cần tạo ra (tảng bánh thường là 2 – 5 kg), thùng trộn nguyên liệu, dụng cụ trộn…

Cách tiến hành theo các bước như sau: Trước hết trộn urê và muối vào rỉ mật, tạo thành hỗn hợp 1. Lưu ý khuấy kỹ để urê và muối tan hết trong rỉ mật. Mùa đông nên đun nóng rỉ mật để cho dễ tan. Trộn riêng các chất độn và các chất kết dính thành hỗn hợp 2. Sau đó đổ hai hỗn hợp vào với nhau. Khuấy đảo nhanh tay và liên tục trong khoảng 15 – 20 phút để các thành phần được trộn đều. Lưu ý đến độ ẩm của hỗn hợp: nếu dùng tay nắm lại, khi mở bàn tay ra hỗn hợp không bị rã rời, tạo được hình trong lòng bàn tay là được. Cho hỗn hợp vào khuôn và ép thành bánh. Tháo khuôn ra và để cho bánh tự khô.

Cách bảo quản và sử dụng:

Bánh dinh dưỡng chế biến như trên có thể bảo quản, dự trữ trong 4 – 5 tháng. Nếu bao gói trong giấy ximăng hoặc giấy nilông thì có thể bảo quản được lâu hơn, thậm chí tới 1 năm. Cách cho bò ăn là để bánh dinh dưỡng noi sạch sẽ trong chuồng và gia súc ăn tự do theo kiểu “gậm nhấm” dần. Không bóp vụn, cũng như không hoà vào nước.

Cũng như urê nguyên chất, không sử dụng bánh dinh dưỡng cho bê dưới 6 tháng tuổi vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh và chưa tiêu hoá được urê.

Kỹ thuật chế biến hỗn hợp khoáng và làm tảng đá liếm

Trong chăn nuôi bò sữa, người ta thường bổ sung các chất khoáng đa lượng và vi lượng dưới dạng hỗn hợp trộn sẵn theo những tỷ lệ nhất định gọi là premix. Hỗn hợp này được sử dụng để trộn vào các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,10 – 0,30% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 – 40g cho mỗi con, tuỳ theo từng đối tượng. Người ta cũng có thể bổ sung khoáng bằng cách trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn) như đất sét, xi măng…Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Công thức hỗn hợp khoáng (tính cho 1000 g):
Cacbonat canxi: 450g

Sulphát sắt: 6g

Sulphát đồng: 2g

Cacbonat mangie: 1g

Oxit kẽm:0,6g

Sulphát coban:0,3g

Iodua kali: 0,1g

Đicanxi phốt phát: 400g

Phân lân nung chảy: 70g

Bột xương: 70g

Nguyên tắc là các thành phần cũng như các chất đệm (như đicanxi phốt phát, bột xương hoặc bột sò, bột mì…) phải phơi thật khô. Có vậy mới bảo quản được lâu dài và sản xuất một lần có thể dùng trong 2 – 3 tháng. Trước khi trộn cần tán nhỏ các loại muối. Lưu ý không trộn cùng lúc muối đồng với muối iốt hoặc muối iốt với muối coban.

Cách sản xuất tảng đá liếm

+ Công thức (tính theo tỷ lệ %):

– Canxi  phốtphát: 40

– Canxi cacbonat: 20

– Sulphat magiê: 10

– Muối ăn: 30

– Chất kết dính: vừa đủ

+ Cách làm; Lúc đầu trộn đều sulphat magiê với lượng muối ăn. Bước tiếp theo là trộn hỗn hợp này với 1/2 lượng canxi phôtphát và canxi cacbonat và sau đó trộn với lượng còn lại của các loại muối này.

Chất kết dính thường được sử dụng là đất sét. Cũng có thể cho thêm ximăng với tỷ lệ 12% so với khối lượng chung. Đất sét dẻo phải phơi khô, tán thật nhỏ. Sau đó trộn đất sét vào hỗn hợp khoáng đã chuẩn bị như trên với tỷ lệ vừa đủ, nhồi thành khối dẻo rồi nặn thành các viên gạch nặng 0,5 – 1kg, phơi khô hoặc nung thành gạch non để dùng cho bò sữa.

+ Các dùng: Đặt bánh đá liếm ở góc chuồng hoặc dưới gốc cây trên bãi chăn để bò ăn dần. Chú ý tránh nơi ẩm ướt hoặc mưa hắt. Khi nào hết lại thay bánh mới. Bò rất thích liếm các tảng đá này nhờ đó mà chúng thường xuyên được cung cấp các chất khoáng.

0