Chè bà ba, chè thưng được nấu theo công thức nào?
Chè bà ba hay còn được biết đến với tên gọi khác là chè thưng. Đây là một món chè truyền thống có nguồn gốc từ Nam Bộ và được rất nhiều người yêu thích. Vậy để nấu được món chè này, bạn sẽ cần chuẩn bị những gì và tiến hành theo những bước như thế nào? Chè bà ba hay còn được biết đến với tên ...
Chè bà ba hay còn được biết đến với tên gọi khác là chè thưng. Đây là một món chè truyền thống có nguồn gốc từ Nam Bộ và được rất nhiều người yêu thích. Vậy để nấu được món chè này, bạn sẽ cần chuẩn bị những gì và tiến hành theo những bước như thế nào?
Chè bà ba hay còn được biết đến với tên gọi khác là chè thưng. Đây là một món chè truyền thống có nguồn gốc từ Nam Bộ và được rất nhiều người yêu thích. Vậy để nấu được món chè này, bạn sẽ cần chuẩn bị những gì và tiến hành theo những bước như thế nào?
Bạn nên xem thêm:
- Cách nấu chè hoa cau
- Cách nấu chè đậu đỏ
- Cách nấu chè bưởi
- Cách nấu chè cốm
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ameovat để có được công thức làm món chè ngon hết ý này nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
Sắn (còn gọi là khoai mỳ): 1 củ nhỏ, nếu là củ lớn thì chỉ cần 1 khúc là được.
Khoai lang: 2 củ nhỏ. Có thể chọn khoai trắng, khoai tím hay khoai lang vàng đều được.
Đậu xanh: 1bát con. Chọn loại đậu xanh đã chà vỏ để thực hiện
Đậu phộng: ½ bát con (miền Bắc gọi đậu phộng là lạc)
Hạt sen: ½ bát con. Chọn mua loại hạt sen khô, có thể đã thông tâm hoặc còn tâm
Đường cát: 300 gram. Có thể chọn loại đường cát vàng hoặc đường cát trắng đều được.
Nước cốt dừa: 1 lon nước cốt dừa vắt sẵn hoặc 300 ml nước cốt bạn tự vắt
Bột báng: ¼ bát con. Phần bột này bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm.
Bột khoai: ¼ bát con. Phần bột này bạn có thể mua tại các cửa hàng làm bánh
Lá dứa: 10 lá. Nên chọn loại lá dứa xanh sẫm, lá già để có mùi thơm nhất.
Phổ tai khô: 10 gram (phổ tai khô là một loại rong biển khô chuyên dùng nấu chè)
Bột nước cốt dừa: 2 thìa cafe
Cách nấu chè bà ba ngon như sau:
Bước 1: Làm sạch nguyên liệu
Đậu xanh, đậu phộng: Ngâm qua đêm cho hạt đậu mềm, nở, ngấm nước.
Hạt sen: Rửa sạch rồi ngâm qua nước khoảng 30 phút trước khi nấu
Bột khoai: Ngâm qua đêm tương tự như đậu xanh, đậu phộng
Bột báng: Rửa sạch, ngâm mềm. Có thể ngâm bột báng khoảng 3 tiếng trước khi nấu, không nhất thiết phải ngâm qua đêm
Khoai, sắn: Nạo sạch vỏ sau đó xắt thành những miếng vuông nhỏ. Xắt xong, bạn cho khoai và sắn và ngâm với nước có pha một chút muối.
Phổ tai khô: Rửa sạch cho hết bụi và cát. Rửa xong, bạn cắt phần phổ tai này thành những đoạn ngắn rồi vẩy cho ráo nước.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Đậu phộng: Cho vào một nồi nhỏ sau đó đổ nước xâm xấp mặt đậu, ninh cho tới khi đậu mềm thì vớt ra bát.
Đậu xanh: Tương tự như đậu đỏ, cho đậu xanh vào nồi sau đó cho đậu vào ninh. Khi đậu vừa mềm thì bạn múc đậu ra bát, không nên ninh đậu mềm quá.
Khoai, sắn: Cho mỗi thứ vào riêng một nồi. Tiếp theo, bạn cho nước vừa đủ và đun khoai và sẵn sôi trong khoảng 5 phút cho khoai và sẵn mềm hơn.
Hạt sen: Tương tự như các nguyên liệu trên, bạn cho hạt sen vào nồi rồi hầm cho mềm. Hầm xong, bạn vớt hạt sen ra bát.
Bước 3: Nấu chè
Chắt toàn bộ nước đã dùng để ninh/nấu các phần nguyên liệu trên vào một nồi. Tiếp theo, bạn cho thêm vào nồi khoảng 1.5 lít nước lạnh nữa.
Trộn đều phần nước trên rồi cho tiếp nước cốt dừa + bột nước cốt dừa vào. Đặt nồi nước này lên bếp và bắt đầu cho khoai lang + sắn + lá dứa ninh cho tới khi chúng mềm hẳn. Khi khoai và sắn đã mềm, bạn từ từ cho đậu xanh + bột báng + hạt sen + đậu phộng + bột khoai vào chung.
Vừa đun, bạn vừa khuấy nhẹ đều cho các nguyên liệu chín và ngấm kỹ với nhau. Khi nồi chè đã được, bạn nêm đường cho vừa vị ngọt rồi cho phổ tai vào. Cuối cùng, bạn khuấy kỹ chè một lần nữa rồi tắt bếp.
Chè bà ba thích hợp để ăn khi nóng hoặc ấm. Món chè này khá cầu kỳ tuy nhiên thì các bước làm lại không hề phức tạp. Bởi thế, việc trổ tài cho cả gia đình thưởng thức món chè này sẽ không phải là điều quá khó phải không ạ?
Chuyên mục món ngon ngày hè trên kênh cẩm nang đời sống ameovat.com chúc các bạn thực hiện thành công.