03/02/2018, 20:36

Nội dung môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới vừa cập nhật

Nội dung môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới vừa cập nhật Dưới đây là nội dung chương trình mới môn Tiếng Việt lớp 4 vừa được Bộ GD&ĐT soạn thảo. Văn bản tự sự: bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ KIẾ N THỨC TIẾNG VIỆT ...

Nội dung môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới vừa cập nhật

Dưới đây là nội dung chương trình mới môn Tiếng Việt lớp 4 vừa được Bộ GD&ĐT soạn thảo. Văn bản tự sự: bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Quy tắc viết hoa tên riêng của cơ

quan, tổ chức

1.2. Công dụng của một số loại dấu câu Dấu gạch ngang: đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê, nối các từ ngữ

nằm trong một liên danh; dấu ngoặc

kép: đánh dấu nhan đề của một tác phẩm, tài liệu; dấu ngoặc đơn: đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung)

2.1. Từ điển, công dụng của từ điển, cách sắp xếp các từ và cách tìm nghĩa của từ trong từ điển

2.2. Nghĩa của một số thành ngữ dễ

hiểu, thông dụng

2.3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt

2.4. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ

trong việc biểu đạt nghĩa

3.1. Danh từ, động từ, tính từ; cách dùng thông dụng

3.2. Danh từ riêng và danh từ chung

3.3. Câu và thành phần chính của câu, câu hoàn chỉnh và câu chưa hoàn chỉnh

3.4. Trạng ngữ của câu

4.1. Câu chủ đề của đoạn văn

4.2. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản

4.3. Các kiểu loại văn bản

– Văn bản tự sự: bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ

– Văn bản miêu tả: bài văn tả địa điểm, con vật, cây cối

– Văn bản biểu cảm: đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật

– Văn bản nghị luận: đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy

– Văn bản thông tin (thuyết minh và nhật dụng): bài hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; báo cáo thảo luận nhóm, giấy mời, đơn, thư cảm ơn hoặc xin lỗi, thư trao đổi công việc

5. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

hình ảnh, kí hiệu, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Chủ đề (tường minh)

2. Cốt truyện (theo trình tự thời gian)

3.Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

  1. 4. Hình ảnh trong thơ
  2. 5. Lời thoại trong kịch bản văn học

NGỮ LIỆU

  1. 1. Kiểu loại văn bản

1.1. Văn bản văn học

– Truyện, văn xuôi: truyện cổ, truyện ngắn,  truyện  vui,  truyện  phiêu  lưu, truyện danh nhân; đoạn (bài) văn miêu tả

–  Thơ,  văn  vần:  đoạn  thơ,  bài  thơ,

đồng dao, ca dao, tục ngữ

– Kịch bản văn học

Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 300  –  350  chữ,  bài  miêu  tả khoảng 250 – 280 chữ, thơ khoảng 120

– 140 chữ

1.2. Văn bản thông tin

– Văn bản thuyết minh: giới thiệu bản tin; văn bản tường thuật/tường trình; văn bản giới thiệu sách/phim; thuyết minh một sự vật, hiện tượng

– Văn bản nhật dụng: giấy mời, thư trao đổi công việc, đơn, quảng cáo, tờ rơi, báo cáo làm việc nhóm

Độ dài của văn bản: khoảng 200 chữ

2. Gợi ý văn bản (Phụ lục)

0