24/05/2018, 20:48

Chất hữu cơ

của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng. đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ ...

của đất là chỉ tiêu số một về độ phì và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất: khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ, giữ nhiệt và kích thích sinh trưởng cây trồng.

đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong hệ sinh thái đất.

của đất như một phần cacbon của sinh quyển và khí quyển, có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng CO2 trong khí quyển. CO2 là khí nhà kính, hang năm tăng 0,5% ( Hall, 1989), lien quan đến phá rừng thoái hoá đất.

Gần đây người ta nhấn mạnh rằng để phát triển nông nghiệp bền vững nhất thiết phải giảm sự mất mát chất hữu cơ đất, nhất là sử dụng đất ở vùng nhiệt đới.

Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất và trên bề mặt là xác thực vật, động vật, cơ thể vi sinh vật và xác một số động vật đất.

trong đất có thể tồn tại ở dạng còn nguyên hay bán phân huỷ. Nhóm chất được hình thành mới trong đất do quá trình mùn hoá gọi là nhóm chất mùn đặc trưng - hợp chất axit mùn.

Chất mùn trong đất không dặc trưng, bao gồm các sản phẩm hữu cơ phân huỷ từ các xác thực vật, động vật và vi sinh vật …, chiếm khoảng 10 – 20% chất hữu cơ tổng số trong đất.

Trong thành phần của chúng chứa: đường, axit hữu cơ, axit amin dễ hoà tan trong nước ( 5 – 15%), các chất mở, sáp, nhựa không hoà tan trong nước, chỉ hoà tan trong dung môi hữu cơ, khó phân giải hơn ( 15 – 20%). Xenluloza, hemixenluloza, pectin bị phân giải hoá do vi sinh vật ( 30%). Protein và chất hữu cơ dễ phân giải khác chiếm 5 – 8%.

Chất mùn không đặc trưng có nguồn gốc từ thực vât, động vật có vai trò trong phong hoá đá, cung cấp dinh dưỡng cho cây, một số chúng có hoạt tính sinh học. Đây là nguồn bổ sung cho quá trình tạo thành mùn.

Chất mùn có vai trò quan trọng trong sự hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất. Chất mùn kết gắn các phần tử cơ học với nhau tạo thành các đoàn lạp có độ bền với xói mòn và các ngoại lực khác tác động vào đất.

Hàm lượng chất hữu cơ đất và độ bền cấu trúc lien quan chặt chẽ với nhau. Hằng năm có bổ sung xác hữu cơ thực vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc.

Trong đất thường xảy ra quá trình suy thoái chất hữu cơ nhanh hơn quá trình tích luỹ chúng. Việc duy trì độ bền cấu trúc đất đòi hỏi bổ sung chất hữu cơ cho đất, nhất là đất trồng ở các vùng nhiệt đới.

Mùn có vai trò rất to lớn trong quá trình tạo thành đất, hình thành phẫu diện đất và tạo ra cấu trúc đất. Nhờ tính chất tạo phức của mùn với các kim loại làm tăng cấu trúc đất ( humat Ca, Mg, Fe, Al), giảm độc hại của nhiều nguyên tố kim loại nặng. Đất chua nhiều Al trao đổi độc hại đối với cây trồng, chất mùn đã làm giảm rõ rệt Al linh động do cơ chế tạo phức.

Axít mùn còn có tác dụng trực tiếp trong quá trình phong hoá đá, khoáng và đối với thực vật còn là chất kích thích sinh trưởng.

Các đất có thành phần cơ giới nhẹ(đất cát, đất xám bạt màu) thì khả năng trao đổi cation từ 60 - 96% do chất mùn. Do tính chất hấp phụ và trao đổi cation lớn của chất mùn, mà tính đệm của đất cũng lớn.

Mùn có vai trò rất toàn diện đối với độ phì đất, ảnh hưởng đến mọi tính chất lý hóa và sinh học của đất.

Mùn là hợp chất chứa nguồn dinh dưỡng cho cây trồng khi chúng bị khoán hoá. Các chất dinh dưỡng trong chất mùn như nitơ, photpho, lưu huỳnh và các nguyên tố khác sẽ được cung cấp dần cho cây khi bị khoán hoá chậm. Khi phân giải chất hữu cơ và mùn đất làm tăng CO2 cho không khí đất và lớp không khí gần mặt đất tạo điều kiện cho quang hợp cây trồng.

0