Bàn về vai trò của một số bộ môn nghệ thuật như kịch, âm nhạc, hội hoạ, vũ đạo... trong nhà trường phổ thông
Để giải quyết vấn đề này, trước hết HS nên chỉ ra một cách khách quan vai trò của các loại hình nghệ thuật này trong đời sống và mục tiêu dạy học các bộ môn này trong nhà trường phổ thông. Trong đời sống, các loại hình nghệ thuật này chủ yếu được coi là những hình thức giải trí mang tính thẩm mĩ ...
Để giải quyết vấn đề này, trước hết HS nên chỉ ra một cách khách quan vai trò của các loại hình nghệ thuật này trong đời sống và mục tiêu dạy học các bộ môn này trong nhà trường phổ thông. Trong đời sống, các loại hình nghệ thuật này chủ yếu được coi là những hình thức giải trí mang tính thẩm mĩ của con người; trong nhà trường, chúng góp phần giáo dục toàn diện cho HS.
Kịch, âm nhạc, hội hoạ, vũ đạo... là những loại hình nghệ thuật, cũng là những bộ môn đã được đưa vào dạy học trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, có hai luồng ý kiến khác nhau về việc giảng dạy các bộ môn này: nhiều người cho rằng các môn học này không cần thiết đối với HS; song nhiều người khác lại cho rằng chúng không chỉ cẩn thiết mà còn là sự sống còn của một nền giáo dục toàn diện và hiện đại.
HS không chỉ cần học những môn khoa học, văn hoá mà còn phải học các môn nghệ thuật để phát triển năng lực sáng tạo của cá nhân, bồi đắp thị hiếu, năng lực cảm thụ thẩm mĩ... Hiện nay, nước ta và các quốc gia khác trên thế giới đang hướng đến một nền giáo dục toàn diện ở nhà trường phố thông. Vì thế, sự xuất hiện của các bộ môn hoặc hoạt động liên quan đến nghệ thuật như kịch, âm nhạc, hội hoạ, vũ đạo... là điều dễ hiểu.
Sau đó, HS cần bày tỏ quan điểm của mình đối với hai luồng ý kiến vềvai trò của một số bộ môn nghệ thuật kể trên. HS có thể đồng tình hoặc phản đối với một trong hai luồng ý kiếu đó. Sau đây là gợi ý về một số cách thức bày tỏ quan điểm:
(1) Nếu HS bày tỏ sự phản đối với ý kiến cho rằng các môn học này không cần thiết đối với HS phổ thông thì các lập luận phản đối phải bám vào tác dụng của các môn nghệ thuật trên đối với đời sống và sự phát triển của mỗi cá nhân HS, nhất là những HS có năng khiếu về các môn học đó; chỉ ra hạn chế của việc chỉ học tập các môn khoa học với việc thiên vềtruyền thụ những kiến thức mang tính hàn lâm, kinh viện; nêu lên hạn chế của việc không hiểu bản chất, đặc trưng của các bộ môn nghệ thuật này khiến cho HS không biết hoặc không thưởng thức hết được giá trị của các tác phẩm nghệ thuật thuộc các loại hình đó...
(2) Nếu HS bày tỏ sự đồng tình với ý kiến cho rằng các môn nghệ thuật kể trên không chỉ cần thiết mà còn là sự sống còn của một nền giáo dục toàn diện và hiện đại, ngoài những lí lẽ đã nêu ở (1), HS cần chỉ ra rằng ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, các bộ môn nghệ thuật này đã được đưa vào trường học từ rất lâu, vừa là môn học bắt buộc, vừa là môn học tự chọn, để HS vừa được cung cấp những kiến thức, kĩ năng nền tảng trong việc thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật, vừa được bồi dưỡng và phát triển những năng lực chuyên biệt hay nghề nghiệp mà mình định theo đuổi... Nếu coi nền giáo dục toàn diện và hiện đại là nền giáo dục không bỏ rơi bất kì một HS nào thì việc quan tâm phát triển năng khiếu, năng lực chuyên biệt (trong đó có nãng lực thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật) là điều tất yếu.