04/06/2018, 11:06

Cây thiên niên kiện và công dụng của cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện là loài thực vật thuộc họ Ráy. Đây là loài bản địa của Việt Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), mọc hoang tại các thung lũng, sườn đồi có độ cao từ 80 m đến 1.100 m. Thiên niên kiện là một vị thuốc trong đông y. Lá mọc so le, có cuống dài, màu xanh, mềm, ...

Thiên niên kiện là loài thực vật thuộc họ Ráy. Đây là loài bản địa của Việt Nam và các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), mọc hoang tại các thung lũng, sườn đồi có độ cao từ 80 m đến 1.100 m. Thiên niên kiện là một vị thuốc trong đông y. Lá mọc so le, có cuống dài, màu xanh, mềm, nhẵn, phiến lá hình đầu mũi tên, mép nguyên mặt trên của lá có màu đậm hơn.

thien-nien-kien-cay-thuoc-quy-108

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Sơn thục, ráy hương, bao kim, vắt vẻo, vạt hương (Tày), t’rao yêng (K’ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu – đông. Cạo sạch vỏ ngoài, chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô. Còn dùng lá tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành phần chủ yếu, a – terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic.

4. CÔNG DỤNG CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau bụng kinh. Ngày 6- 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài, thân rễ tươi ngâm rượu xao bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt. Bột thân rễ trị sâu, nhậy.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Tên khoa học của cây thiên niên kiện là HOMALONEMA OCCULTA (Lour.) Schott thuộc họ ARACEAE

6. MÔ TẢ CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

h7

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ, dài, mặt cắt có xơ cứng. Lá to, hình mũi tên, gốc hình tim, có bẹ. Cụm hoa hình bông mo. Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa không có bao hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Tháng 4- 6.

8. PHÂN BỐ CỦA THIÊN NIÊN KIỆN

Cây mọc hoang ở miền núi, nơi ẩm ướt dọc hai bên bờ khe suối.

Trên đây là một số thông tin vềcây thiên niên kiện, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thiên niên kiện được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam) 

0