04/06/2018, 11:06

Cây bổ cốt toái và công dụng của cây bổ cốt toái

Cây bổ cốt toái là cây sống phụ sinh trên đá ở rừng núi đá vôi ẩm hoặc cây gỗ ở rừng thường xanh mưa mùa ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 200 – 1600 m. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI Ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K’ho), hộc quyết, tổ phượng, sáng vìăng (Dao) ...

Cây bổ cốt toái  là cây sống phụ sinh trên đá ở rừng núi đá vôi ẩm hoặc cây gỗ ở rừng thường xanh mưa mùa ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 200 – 1600 m.

fern-30b

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Ráng bay, tắc kè đá, co tạng tó (Thái), đờ rờ (K’ho), hộc quyết, tổ phượng, sáng vìăng (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Thân rễ. Thu hoạch quanh năm. Cắt bỏ rễ con, phần lá còn sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước qui định, phơi hay sấy khô.

3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Chữa đau lưng, đau xương, sưng đau khớp, ngã chấn thương, tụ máu, bong gân, gãy xương kín, ù tai, chảy máu chân răng, thận hư. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, ngâm rượu. Dùng ngoài, giã đắp lên chỗ sưng đau.

4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Tên khoa học của bổ cốt toái là DRYNARIA FORTUNEI (Kze) J.Sm thuộc họ POLYPODIACEAE

5. MÔ TẢ CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

18_Sep_2014_020458_GMTD12

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ dẹt, mọng nước, phủ lông dạng vảy màu nâu. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, bất thụ, không cuống, phủ kín thân rễ và lá hữu thụ, có cuống, xẻ thuỳ sâu, mang nhiều túi bào tử ở mặt dưới. Các loài Drynaria bonii Christ;D.quercifolia (L.) J.Sm. cũng gọi là bổ cốt toái và được dùng.

6. MÙA CÓ BÀO TỬ CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Tháng 5-8.

7. PHÂN BỐ CỦA CÂY BỔ CỐ TOÁI

Cây sống phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi.

Trên đây là một số thông tin vềcây bổ cốt toái, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bổ cốt toái được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)

0