Cây mật nhân là gì?
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được giân dan truyền tụng có tác dụng chữa được “bách bệnh”, vậy thật sự cây có những công dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, caythuocdangian.com xin cung cấp thông tin về cây cũng như tác dụng của cây qua bài viết dưới đây. ...
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được giân dan truyền tụng có tác dụng chữa được “bách bệnh”, vậy thật sự cây có những công dụng gì? Cách sử dụng như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc đó, caythuocdangian.com xin cung cấp thông tin về cây cũng như tác dụng của cây qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính Gồm:
Cây mật nhân là gì?
Còn có tên gọi khác là bách bệnh, bá bệnh, mật nhơn, hậu phác nam,… Tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).
Mô tả
Là một cây thuốc quý, thân gỗ cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn, phân nhiều cành, toàn bộ cây đều có lông. Rễ cây có màu vàng nhạt, khi bóc có mùi thơm nhẹ, thân và ruột vàng óng.
Lá kép lông chim, không có cuống, gồm 13-42 lá nhỏ đối nhau, dạng hình trứng dài, dày, nhẵn. Mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới màu trắng, nhẵn hoặc có lông.
Hoa có màu đỏ nâu mọc thành chùm, có 5-6 cánh rất nhỏ. Hoa và bao hoa phủ đầy lông, mỗi cây chỉ ra một loại hoa đực hoặc hoa cái. Quả mật nhân màu xanh khi non và chuyển thành màu đỏ sẫm khi chín. Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa, dài 1-2cm. Mỗi quả chứa 1 hạt, bề mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Phân bố và thu hái
Cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều trên khắp cả nước, tập trung nhiều nhất là các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Lúc đầu cây được tìm thấy ở vùng núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Những năm gần đây, cây mật nhân được phát hiện thêm ở tỉnh Kon Tum.
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc như lá, vỏ thân, rễ cây và quả mật nhân.
Thành phần hóa học
Trong vỏ chứa chất đắng gọi là quasin, có hydroxyxeton, bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (có hàm lượng cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).
Trong đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chân tay tê nhức, tiêu chảy, kiết lỵ,…
Tác dụng của cây mật nhân
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Dùng 30g cây mật nhân độc vị đun cùng 1 lít nước để uống trong ngày. Hoặc kết hợp 10g cây mật nhân với 70g cây cà gai leo và 30g diệp hạ châu, sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 500ml, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục trong 1-3 tháng.
2. Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Lấy mỗi vị 50g gồm: rễ mật nhân, trần bì, dây mơ, củ bồ bồ, cam thảo, sả, củ ấu, hoắc hương, hậu phác, rửa sạch, phơi khô, tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 12g hãm với nước uống.
3. Trị khí huyết kém, người hay bị nóng: Dùng 10g rễ mật nhân, 10g hà thủ ô, 10g đậu đen, 10g rau muống biển, 10g dây gùi, 10g tang chi, 10g cỏ xước, 10g rễ ô môi, 10g dây ký ninh, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.
4. Chữa bệnh gout: Dùng mật nhân sắc lấy nước uống sẽ làm giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra.
5. Điều trị bệnh tiểu đường: Cây mật nhân có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột vào máu, làm tăng tính nhạy cảm của insulin cũng như hoạt tính để ngăn chặn việc tăng đường huyết tốt hơn. Đồng thời kích thích tế bào beta của tuyến tụy tăng sản xuất insulin.
Bài thuốc: Dùng mật nhân rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Mỗi lần lấy 20g đun sôi với nước trong 1 tiếng, uống thay nước hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết.
6. Kích thích tiêu hóa: Lấy 20g rễ cây mật nhân, 10g quả chuối sứ khô nướng vàng, ngâm cùng 1 lít rượu trắng trong 7 ngày, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.
7. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh: Lấy 15g rễ cây mật nhân, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 7-10 ngày.
8. Chữa lở ngứa, ghẻ, chàm ở trẻ: Dùng lá mật nhân rửa sạch, đun nước tắm và rửa chỗ bị chàm và dùng lá giã nát rồi đắp lên.
9. Chữa ly, tiêu chảy: Dùng quả mật nhân sắc lấy nước uống.
10. Tẩy giun: Dùng rễ cây mật nhân sắc lấy nước uống để tẩy giun. Ngoài ra, nước thuốc còn có tác dụng chữa đầy hơi, khó tiêu và giải độc rượu.
Cách sử dụng cây mật nhân để chữa bệnh
1. Ngâm rượu với táo mèo, chuối hột: Rễ mật nhân rửa sạch, thái mỏng, phơi 1 nắng. Do cây mật nhân có vị đắng nên có thể ngâm cùng táo mèo hoặc chuối hột. Lấy 1kg rễ mật nhân, 2kg táo mèo phơi khô, 1kg chuối hột phơi khô, ngâm cùng 10 lít rượu trong hơn 1 tháng là có thể dùng được.
2. Ngâm sáp ong mật: Cho 1kg rễ cây mật nhân thái mỏng, 1kg sáp ong mật vào ngâm cùng 10 lít rượu trong khoảng 40 ngày là có thể sử dụng được.
3. Uống nước mật nhân: Đem mật nhân chẻ nhỏ, rồi pha cùng nước sôi 90 độ uống thay trà hàng ngày hoặc sắc lấy nước uống, mỗi ngày 15g, chia 3 lần trong ngày rồi có thể tăng dẫn liều lượng.
4. Tán bột: Mật nhân tán thành bột, trộn cùng nước sôi hoặc mật, rồi vê thành viên, mỗi ngày uống 6g và có thể tăng lượng dùng đến 10g. Hoặc lấy vỏ và rễ cây đem phơi khô, tẩm rượu và sao vàng sắc nước uống hoặc tán bột mịn trộn mật ong vê thành viên, mỗi ngày dùng 8-16g chia thành 3 lần trong ngày.
5. Chế thành cao: Dùng mật nhân tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong nhưng pha hơi loãng, dạng sệt rồi nấu lên, để lửa ở nhiệt độ 55 độ sau đó cho vào hộp kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần lấy 1 thìa café pha với nước rồi uống.
Lưu ý
Cây mật nhân và mật gấu là 2 cây khác nhau:
Tuy có nhiều công dụng nhưng nếu không dùng đúng cách cũng sẽ có những tác dụng phụ. Để tránh những tác dụng phụ này, người bệnh không nên quá lạm dụng mật nhân, phụ nữ có thai và cho con bú tuyệt đối không sử dụng mật nhân.
Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng các bài thuốc trên.