04/06/2018, 11:14

Cây mật gấu chữa trị bệnh gì? Tác dụng của rễ, lá mật gấu

Cây mật gấu hay còn gọi là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ,là loại cây mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Lào Cai (Phan Si Pan), Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Bian)…. . Là loại cây ...

Cây mật gấu hay còn gọi là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ,là loại cây  mọc hoang, thường gặp ở một số tỉnh vùng núi cao và mát như Cao Bằng, Lào Cai (Phan Si Pan), Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng (Lang Bian)…. . Là loại cây thân và rễ có màu vàng nhạt và vị đắng như mật gấu, vì vậy cây có tên gọi thường dùng là mật gấu. Cây mật gấu mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc tuy nhiên ở Miền Nam và miền Trung cũng có cây mật gấu nhưng cây phát triển không tốt và ít phát triển do khí hậu không thích hợp. Có thể sắc uống hoặc dùng để ngâm rượu trị xoa bóp ở nhũng nơi nhứt mỏi, vậy Cây mật gấu có tác dụng chữa bệnh gì? chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé!

Thuốc Tỳ bách thảo có lừa đảo không ?

Cây mật gấu là cây gì?

Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như: Hoàng liên ô rô, Mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo,… Tên khoa học của cây mật gấu là Isodon lophanthoides (D. Don) Hara, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây có tên là Cây mật gấu bởi vì khi sắc nước uống, nước sắc cây mật gấu có màu vàng óng giống như màu vàng của mật gấu.



Cây mật gấu thường cao chừng khoảng 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ. Các cụm ho ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt; lá đài 9, xếp thành 3 vòng; cánh ho 6, có tuyến ở gốc; nhị 6; bầu hình trụ.lamatgau

Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt. Mùa hoa: tháng 2 – 4, quả: tháng 5 – 6. Người ta dùng lá, thân, rễ và quả để làm thuốc. Thân và lá thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt. Là cây gỗ sống lâu năm, nên cây đươc thu hái quanh năm. Vào những ngày nắng, người dân chọn những cây thẳng, ít nhánh sau đó chặt bỏ những cành nhỏ rồi tiến hành phơi khô nguyên cây hoặc thái miếng mỏng phơi khô để làm thuốc.

Lá cây mật gấu có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Lá cây mật gấu thân mềm, nhỏ, thuộc dạng bụi, để phân biệt với cây mật gấu miền Bắc, là thân gỗ. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây Săm gan, kim thất tai, cây lá đắng. Dược tính của của cây rất khả quan, tuy đắng nhưng hậu ngọt rất dễ chịu.

Lá cây mật gấu khi ăn rất đắng từ đó nhiều người cũng gọi là cây lá đắng, nhưng khi nuốt xong 1 lát thấy ngọt, uống nước thấy ngọt và rất mát, có nhiều ở các tỉnh miền Tây như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, … Cây vốn ưa ẩm nhưng không chịu được úng.

Theo nhiều nguồn tài liệu tổng hợp, thân và lá cây mật gấu đều dùng được, nhưng đa phần người dân dùng lá là chủ yếu bởi tính tiện lợi và tránh cây chết khi dùng thân của cây mật gấu. Mọi người có thể rửa sạch lá tươi để sử dụng hoặc phơi khô dùng dần.

Lá mật gấu còn đặc biệt điều trị các bệnh đau mắt đỏ, cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, viêm phổi, cổ họng sưng đau, viêm gan, viêm dạ dày tá tràng, bệnh trĩ sưng đau, đau thần kinh do phong thấp, đau sưng do trật đả, lưng xương đau buốt, vv…

2238615caay_la_dang_2

Cây mật gấu chữa bệnh gì?

Trong cây mật gấu có chứa nhiều hoạt chất rất tốt trong việc điều trị bệnh như: chất rabdoserrin A, excisanin A, 2α-hydroxyl-ursolic acid, ursolic acid, β-sitosterol, β-sitosterol glucoside,…Về tác dụng dược lý, ngoài các tác dụng chủ yếu là bảo vệ tế bào gan, lợi mật và kháng viêm, nghiên cứu trên động vật thí nghiệm còn cho thấy, các chất rabdoserrin A và excisanin A trong cỏ mật gấu có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung.

Đối với đông y, cây mật gấu có tính quy hàn vị đắng, gỗ và thân có màu vàng óng thường dùng xắt lát ngâm rượu hoặc sắt thuốc. Cây mật gấu có nhiều công dụng rất tuyệt vời trong cuộc sống con người, là một vị thuốc quý mà từ xa xưa cha ông ta đã biết đến những tác dụng của nó trong việc chữa trị nhiều loại bệnh.Người ta thường dùng rễ thân sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, dùng lá hay quả sắc uống. Nó còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt, ù tai, mất ngủ..

Không chỉ vậy, cây mật gấu còn biết đến với nhiều tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh đau dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tê thấp, nhức xương, phòng chữa sỏi mật, mát gan, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu béo phì.

Xem thêm >> cây mã đề trị mụn có hiệu quả không

Những đối tượng nên dùng cây mật gấu

– Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
– Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
– Người bệnh sỏi mật.
– Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
– Người bị bệnh béo phì.
– Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
– Người bị ho lao, khạc ra máu.
– Người hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
– Người hay bị đi ngoài, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ. Người bị mụn trứng cá, mụn nhọt.

Cách sử dụng cây mật gấu chữa bệnh hiệu quả

– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).

– Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.

– Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.

theo-dong-y-cay-mat-gau-co-tac-dung-cuc-ky-hieu-qua

Cách ngâm rượu cây mật gấu

– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu
– Cách thực hiện:

Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.
Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.
Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).

Một số bài thuốc từ cây mật gấu

1/ Chữa viêm gan cấp tính kèm theo vàng da: Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu ( cây chó đẻ) 12 gram, cỏ gà 15 gram cùng sắc nước uống.

2/ Chữa viêm túi mật cấp tính:  Dùng cây mật gấu tươi 40-100 gram hoặc 20 – 50 gram khô, có thể phối hợp thêm mộc thông 20 gram, chi tử (dành dành) 10 gram, nhân trần 8 gram cùng sắc nước uống.

3/ Chữa bệnh lỵ: Dùng cây mật gấu tươi giã nát, chế thêm nước đã đun sôi, chắt lấy nước cốt, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua mỗi thứ 20 gram sắc lấy nước uống.

4/ Chữa bí đái: Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) mỗi thứ 15- 20 gram sắc lấy nước uống.

Mua cây mật gấu ở đâu ? Giá bán bao nhiêu tiền ?

Hiện nay có rất nhiều cơ sản cung cấp sản phẩm được chế suất từ cây mật gấu. Cây mật gấu được sấy khô, cắt lát mỏng và đóng gói 100% tự nhiên, được thu hoàn toàn từ từ rừng các tỉnh phía bắc như Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Cây thuốc sau khi chặt về sẽ được cắt hành từng đoạn 30cm phơi khô, hoặc thái miếng mỏng phơi khô cho tiện trong việc sử dụng. Cây mật gấu sau khi phơi khô có màu vàng tươi, mùi thơm, có thể sắc nước hoặc ngâm rượu.

Giá bán thị trường

  • Loại thái lát: 120.000đ/1Kg thân cây sấy khô
  • Loại nguyên cây: 120.000đ/1Kg thân sấy khô
  • Lá mật gấu khô : 150.000đ/kg

Để đặt mua bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau: https://goo.gl/lvQ6Ua

Hiện nay, cây mật gấu rất khó tìm bởi nó được khai thác nhiều dùng nguyên liệu làm thuốc. Để mua cây mật gấu mọi người nên tìm nơi cung cấp chất lượng, đảm bảo, tránh tình trạng hàng giả, khiến cho tiền mất tật mang. Hi vọng với bài viết: mang lại đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây thuốc quý này mang đến.

Xem thêm:

  • http://daychuyensanxuatnuoctinhkhiet.net/tu-van-kinh-doanh-nuoc-dong-binh.html
  • http://daychuyensanxuatnuoctinhkhiet.net/mo-co-so-san-xuat-nuoc-dong-binh.html
  • http://tacdungcuacay.com/p/day-chuyen-san-xuat-nuoc-tinh-khiet-dong-binh-20-lit.html
  • Uống nước vỏ bưởi tốt không : https://cotacdunggi.com/p/uong-nuoc-vo-buoi.html
  • Nha đam có tốt cho da mặt không : https://cotacdunggi.com/p/nha-dam-cho-da-mat.html
0