03/06/2018, 18:58

Cây huyết dụ chữa rong kinh – cứu tinh cho các chị em

Cây huyết dụ là một trong những loại cây kiểng ưa chuộng ở nước ta. Bên cạnh công dụng làm cảnh, cây huyết dụ còn là một loại thảo dược có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là chứng bệnh rong kinh ở phụ nữ. Cùng tham khảo xem cách dùng cây huyết dụ chữa rong kinh như thế nào nhé. ...

Cây huyết dụ là một trong những loại cây kiểng ưa chuộng ở nước ta. Bên cạnh công dụng làm cảnh, cây huyết dụ còn là một loại thảo dược có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là chứng bệnh rong kinh ở phụ nữ. Cùng tham khảo xem cách dùng cây huyết dụ chữa rong kinh như thế nào nhé.

Tổng quan về cây huyết dụ

Hình ảnh cây huyết dụ

Hình ảnh cây huyết dụ

Cây huyết dụ tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth. Cây huyết dụ có nguồn gốc từ một sự tích cổ của Phật giáo: “Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh thức dậy mổ lợn. Một hôm, sư cụ trên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng. Sư hỏi cứu như thế nào, bà ta nói chỉ cần ra lệnh cho chú tiểu sáng hôm sau đánh chuông chậm lại. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên anh đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Anh chàng tức giận sang chùa trách sư cụ, và được kể về giấc mơ kể trên. Về nhà, anh ta thấy con lợn mình mới mua định giết thịt sáng nay đã đẻ được 5 lợn con. Anh đồ tể bỗng giật mình hối hận vì đã giết rất nhiều sinh mạng, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang cắm giữa sân chùa, thề rằng từ nay xin giải nghệ. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.”

Cây Huyết dụ là  cây thân gỗ lâu năm, đường kính từ 1-2 cm, chiều cao trung bình từ 1-2m, Toàn thân mang nhiều vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên ngọn, lá không cuống, hình mác, dài khoảng 30cm,có màu đỏ hoặc màu tía. nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Hoa mọc thành chùy ở trên đỉnh nách lá, hoa Huyết dụ nhỏ màu đỏ nhạt hoặc tím, cây thường nở hoa vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả mọng hình cầu, chứa 1-2 hạt, màu đỏ.

Ở Việt Nam, có 2 loại cây huyết dụ lá nhỏ chính là cây huyết dụ nhỏ và cây huyết dụ ti.

Huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu dùng chữa chứng kiết lỵ, rong kinh, phong thấp nhức xương, xích bạch đới…

Công dụng trong chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ chữa rong kinh hiệu quả

Cây huyết dụ chữa rong kinh hiệu quả

Cây huyết dụ chữa rong kinh hiệu quả

Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Thái nhỏ cho 300ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ tươi 20g, cành tử tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một ít đốt thành than, thái nhỏ, trộn đều sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa trĩ đi ngoài ra máu

Cây huyết dụ chữa rong kinh hiệu quả còn là khắc tinh của bệnh trĩ, kiết lỵ.

Lấy 20 gam lá huyết dụ tươi rửa sạch. Đổ 200 ml nước vào sắc còn 100 ml, chia uống trong ngày.

chữa trĩ nội: Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa phong thấp, ứ máu

Lấy 30 gr hoa, lá, rễ cây huyết dụ, 15 gr huyết giác. Sắc uống đến lúc có kết quả.

Chữa ho ra máu

Lấy 16 gr lá huyết dụ, 16 gr lá trắc bá sao đen. Đổ 400 ml nước sắc còn 200 ml chia uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa chảy máu cam, chảy máu dưới da

Lấy 30 gr lá huyết dụ tươi, 20 gr cỏ nhọ nồi, 20 gr lá trắc bá (sao cháy) sắc kỹ uống đều đến lúc khỏi.

Trị sốt xuất huyết

Chuẩn bị đủ các vị thuốc sau: Lá huyết dụ, hạt muồng sao, hoàng bá, huyền sâm, sinh địa, đơn bì, cỏ nhọ nồi, ngưu tất, đan sâm, xích thước, trắc bá sao, mỗi thứ 10 – 16g. Sắc uống ngày một thang.

Công dụng của cây huyết dụ trong phong thủy

cây huyết dụ trong phong thủy

cây huyết dụ trong phong thủy

Huyết dụ là loại cây cảnh rất được ưa trồng trong nhà hoặc tại văn phòng. Màu sắc rực rỡ của huyết dụ tạo thành điểm nhấn cho nơi được trưng bày. Loại cây này có công dụng đặc biệt là  loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là trichloroethylene, cho môi trường trong sạch, thông thoáng hơn.

Cách trồng cây huyết dụ trong nhà rất đơn giản:

Trồng cây huyết dụ chỉ cần đất vườn, đất mùn, không có tính kiềm. Sau khi cành giâm sống mọc cây thì đem vào chậu, khi tách cây có thể mang trực tiếp vào chậu, hàng năm thay chậu 1 lần vào mùa xuân.

Trong mùa sinh trưởng cây huyết dụ cần đủ sáng, nhưng mùa hè nên bỏ cây vào nhà hoặc trong râm, tránh ánh sang trực xạ, đồng thời thường xuyên tưới nước; chú ý thông thoáng gió. Mùa đông cần để trong điều nhiệt độ trên 10 độ C và giảm lượng nước tưới.

Ngoài việc cây huyết dụ chữa rong kinh, kiết lỵ, băng huyết, phong thấp, sốt xuất huyết…hiệu quả, cây còn có giá trị thẩm mỹ cao. Vì vậy, bạn hãy trồng cho nhà mình 1 – 2 cây huyết dụ nhé.

Xem thêm

Cây gắm chữa bệnh gút hiệu quả ra sao?

Những công dụng của cây dừa cạn không phải ai cũng biết

0