04/06/2018, 11:08

Cây cúc tần và công dụng của cây cúc tần

Cúc tần là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Cây cúc tần chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol, là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. β-Sitosterol và stigmasterol tách chiết từ rễ cây cúc tần có thể trung hòa nọc độc của các loài rắn hổ bướm Daboia russelii và ...

Cúc tần  là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Cây cúc tần chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol, là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. β-Sitosterol và stigmasterol tách chiết từ rễ cây cúc tần có thể trung hòa nọc độc của các loài rắn hổ bướm Daboia russelii và rắn hổ đất Naja kaouthia.

hinh-anh-cay-cuc-tan-1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CÚC TẦN

Cây lức, từ bi, phật phà (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CÚC TẦN

Rễ, lá. Thu hái quanh năm, rửa sạch. Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC TẦN

Lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÚC TẦN

Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, bong gân, lỵ, tiêu hoá kém. Ngày 8-16g rễ sắc uống. Lá tươi nấu nước xông chữa cảm, tắm chữa ghẻ, giã nát thêm rượu đắp chỗ đau. Bột lá thêm sáp ong, dầu thầu dầu bó gãy xương.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CÚC TẦN

Cây thồm lồm có tên khoa học là PLUCHEA INDICA (L.) Less thuộc họ ASTERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CÚC TẦN

18_Sep_2014_071145_GMTp14

Cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống nhờ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CÚC TẦN

Tháng 2-4.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CÚC TẦN

Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây cúc tần, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cúc tần được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)

0