Cây chó đẻ và tác dụng chữa bệnh gan hữu hiệu
Cây chó đẻ hay chó đẻ răng cưa, cây Diệp hạ châu là loài phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ lâu đã được sử dụng như vị thuốc. Cây chó đẻ hay chó đẻ răng cưa, cây Diệp hạ châu là loài phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ lâu đã được sử dụng như vị thuốc. Cây thuộc dạng thảo, thường cao 20-30cm, cá ...
Cây chó đẻ hay chó đẻ răng cưa, cây Diệp hạ châu là loài phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ lâu đã được sử dụng như vị thuốc.
Cây chó đẻ hay chó đẻ răng cưa, cây Diệp hạ châu là loài phổ biến ở các nước nhiệt đới, từ lâu đã được sử dụng như vị thuốc.
Cây thuộc dạng thảo, thường cao 20-30cm, cá biệt có thể lên đến 60-70cm. Lá chó đẻ hình bầu dục, mọc so le, xếp kề nhau thành hai dãy như lông chim.
Bạn nên xem thêm:
- Công dụng của chè vằng
- Công dụng và cách dùng hạt chia
- Cây lược vàng trong điều trị bệnh
- Công dụng của cây đinh lăng
Vậy cây chó đẻ chữa bệnh gì? Cùng tìm hiểu tác dụng của cây chó đẻ dưới đây nhé!
Thành phần và tác dụng của cây chó đẻ
Theo y học phương Đông cổ truyền, chó đẻ mang vị ngọt, hơi đắng. Tính mát của loại thuốc này giúp lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, thanh càn, hạ nhiệt, điều kinh… Nó thường được sắc uống chữa đau gan, đau thận, các bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đường tiết niệu…
Còn theo phân tích chuyên sâu, chó đẻ chứa một số enzyme và các hoạt chất như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids, flavonoids… Và các chất trên được chứng minh là giúp bảo vệ gan, hiệu quả trong việc điều trị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B.
Các công thức chữa bệnh từ cây chó đẻ
Với bệnh viêm gan siêu vi: 16g cây chó, 16g nhân trần nam, 4g vỏ bưởi (được phơi rồi sao khô), 8g hậu phác, 12g thổ phục linh. Sắc nước uống giúp gan được giải độc, chống siêu vi.
Với chứng suy gan: 12g chó đẻ, 12g cam thảo. Sắc nước uống hàng ngày thay trà. Các chứng suy gan do rượu bia, nhiễm độc, sốt rét đều dùng được. Những người do suy gan mà nổi nhiều mẩn, mụn đỏ cũng có thể áp dụng công thức trên.
Với chứng sạn mật, sạn thận: 24g chó đẻ, đem sắc nước uống. Có thể sắc làm hai lần để tận dụng hết hoạt chất của cây. Nếu bị hiện tượng đầy bụng thì dùng thêm ít gừng sống để trung hòa lại. Nhằm ngăn chặn sỏi tái phát, sau khi sử dụng liều nói trên, thỉnh thoảng cũng nên dùng lại với cách hãm uống tương tự, liều khoảng 8-10g/ngày.
Với mụn nhọt độc, sưng đau: Chế nước sôi vào với một nắm chó đẻ giã nhỏ, thêm chút muối. Vắt hỗn hợp lấy nước uống, bã đem đắp lên chỗ đau.
Lưu ý về tác dụng cây chó đẻ
- Gần đây có tin đồn cây chó đẻ có khả năng gây bệnh vô sinh. Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình được thực hiện và chưa có kết quả cuối cùng. Tuy nhiên mọi người vẫn cần hết sức cẩn thận. Người đang muốn có con tốt nhất nên tránh dùng.
- Tuy có tác dụng tiêu độc, nếu thừa, hoạt chất của chó đẻ lại gây ứ đọng ruột già, có thể dẫn đến ung thư. Nếu các bạn có lá gan bình thường, chỉ muốn dùng cây chó đẻ để bộ phận này được khỏe mạnh thêm thì đây là một hiểu lầm tai hại. Nhớ nhé!
Trên đây là những chia sẻ về cây chó đẻ cũng như những tác dụng chính của cây chó để trong điều trị một số bệnh thường gặp của kênh cẩm nang a gia đình . Mong các bạn đã lấy được thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!