04/06/2018, 09:18

Cây ba kích và những tác dụng kỳ diệu

Cây ba kích Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có ...

Cây ba kích

Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta. Loài cây này có nhiều trong rừng thưa hoặc rừng thứ sinh, gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Hòa Bình đến vùng cao nguyên ở phía Nam. Ngoài ra, nó còn sinh trưởng ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào… Ba kích nếu trồng phải 3 năm mới có thể thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11.
cay-ba-kich

Từ lâu, ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng kích thích mạnh mẽ “bản lĩnh đàn ông”. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng nhiều để điều trị chứng suy giảm tình dục ở nam giới. Trong hầu hết các cuốn sách dược liệu cổ, ba kích cũng được đề cao như một loại “viagra”. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “Ba kích thiên chủ đại phong tà khí và đầu diện du phong. Phong thuộc dương tà, phần lớn bốc lên trên. Tà khí thịnh thì chính khí suy. Ba kích thiên có tác dụng bổ tráng dương khí và đẩy tà khí. Khi chân khí được bổ thì tà khí yên, vì vậy nó trừ được đại phong tà khí. Trị âm nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí, dưỡng 2 kinh Tỳ và Thận, vì vậy các chứng hư tự khỏi”.

Sách Bản thảo hối ghi: “Ba kích thiên là thuốc chữa phần huyết của Thận kinh, bổ cho nguyên dương mà dưỡng Vị khí, các chứng hư đều tự hết. Công dụng giống vị Tỳ giải và Thạch hộc. Trường hợp nhiệt nhiều, Ba kích hợp với Hoàng bá, Tri mẫu có tác dụng cường âm; hợp với Nhục thung dung, Tỏa dương có tác dụng tráng dương, đó là cách dùng nhiệt để tránh nhiệt, dùng hàn để tránh hàn”. Các cuốn sách khác như Bản thảo tân biên, Bản thảo cầu chân, Đông dược học thiết yếu, Thực dụng Trung y học… cũng đều nhắc tới ba kích với công dụng “bổ thận tráng dương”.

Dưới đây là cách dùng ba kích cho một số bệnh:

Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều: Ba kích 120g, lương khương 20g, tử kim đằng 640g, thanh diêm 80g, nhục quế bỏ vỏ 160g, ngô thù du 160g, tán bột dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20g hồ với rượu pha muối nhạt.
Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ngưu tất 120g, ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương mỗi vị 60g, đỗ trọng bỏ vỏ, sao hơi vàng 80g, tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.
Trị liệt duơng, ngũ lao thất thương, thận khí hư: Ba kích thiên, ngưu tất sống 120g, ngâm với 1 lít rượu, uống.
Trị người lớn tuổi đêm tiểu tiện nhiều lần do thận khí hư: Ích trí nhân, ba kích thiên bỏ lõi, 2 vị chưng với rượu và muối, tang phiêu tiên, thỏ ty tử chưng với rượu, lượng bằng nhau tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc thành thang uống.
0