Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Nam Định
Thời gian làm bài các môn là 150 phút. Đề thi gồm 2 phần chính, chấm theo thang điểm 20. 1. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn Địa lý Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi sẽ gồm 2 phần chính, chấm theo thang điểm 20 được phân bố như sau: 1/Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm - Gồm 12 câu hỏi ...
Thời gian làm bài các môn là 150 phút. Đề thi gồm 2 phần chính, chấm theo thang điểm 20.
1. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn Địa lý
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi sẽ gồm 2 phần chính, chấm theo thang điểm 20 được phân bố như sau:
1/Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm
- Gồm 12 câu hỏi nằm rải trong nội dung chương trình lớp 9.
2/Phần tự luận : 17 điểm, gồm:
- Câu 1 (khoảng 3,0 điểm): Đặc điểm địa lí dân cư ViệtNam.
- Câu 2 (khoảng 4,0 điểm): Đặc điểm cơ cấu kinh tế và đặc điểm địa lí ngành nông nghiệp ViệtNam.
- Câu 3 (khoảng 4,0 điểm):
+ Đặc điểm địa lí ngành công nghiệp ViệtNam.
+ Đặc điểm địa lí ngành dịch vụ ViệtNam.
- Câu 4 ( khoảng 6,0 điểm ): Sự phân hoá lãnh thổ ViệtNam(Đặc điểm các vùng kinh tế, sự tương đồng và các nét khác nhau giữa các vùng về: Vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư - xã hội, sự phát triển của các ngành kinh tế).
3/Chú ý:
- Số điểm dành cho các câu trên đây mới là dự kiến, có thể sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với nội dung cụ thể của đề thi.
- Phải chú ý đến việc rèn kỹ năng bộ môn cho học sinh như phân tích bảng số liệu thống kê, xử lí số liệu và vẽ các loại biểu đồ, sử dụng ATLAT Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009.
2. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 Môn Hóa Học
- Đề thi có thang điểm 20, phân bố điểm như sau:
Vô cơ: 10-12 điểm; Hữu cơ: 8-10 điểm
- Hình thức thi: Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm có từ 4 đến 8 câu, tổng số điểm là 2,00 điểm. Phần tự luận 18 điểm, gồm các nội dung sau:
1. Vô cơ:
* Phần Hoá đại cương và hoá nguyên tố-đơn chất, hợp chất của chúng: (từ 7,00 đến 9,00 điểm)
- Chất, nguyên tử, phân tử, mol, tỉ khối các khí
- Phản ứng hoá học
- Oxi, không khí, hidro, nước
- Dung dịch
- Các loại hợp chất vô cơ
- Kim loại, phi kim, đơn chất và một số hợp chất của chúng; phân bón hoá học; công nghiệp silicat; gang-thép; ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
* Phần Bài tập tổng hợp: (từ 3,00 đến 5,00 điểm)
- Điều chế, tách, nhận biết 1 số đơn chất, hợp chất cơ bản;
- Sơ đồ phản ứng;
- Bài tập liên quan đến thực hành, thí nghiệm, thực tế;
- Bài toán vô cơ.
2. Hữu cơ:
* Phần đại cương về hoá hữu cơ và các loại hợp chất hữu cơ: (từ 5,00 đến 7,00 điểm)
- Hidrocacbon, nhiên liệu
- Dẫn xuất của hidrocacbon
- Polime và vật liệu polime
* Phần Bài tập tổng hợp: (từ 3,00 đến 5,00 điểm)
- Điều chế, tách, nhận biết 1 số hợp chất cơ bản;
- Sơ đồ phản ứng;
- Bài tập liên quan đến thực hành, thí nghiệm, thực tế;
- Bài toán hữu cơ.
3. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch Sử
1. Thời gian làm bài: 150 phút
2. Hình thức thi: Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận
3. Cấu trúc đề thi:
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM. (14,0 điểm)
I.Trắc nghiệm: (Khoảng 3 điểm)
Gồm 12 câu nằm trong nội dung chương trình Lớp 9 phần Lịch sử ViệtNam(từ 1919-1965).
+ Mỗi câu: 0,25 điểm.
+ Mỗi câu có 4 phương án trả lời, thí sinh chọn một phương án đúng.
II.Tự luận:(Khoảng 11 điểm)
Câu 1. (Khoảng 2,0 điểm)
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1930; Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 2. (Khoảng 4,0 điểm)
Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935; Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939; Việt Nam trong những năm 1939-1945; Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Câu 3. (Khoảng 5,0 điểm)
Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1965: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946); Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950); Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953); Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954); Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960); Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965).
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. (6,0 điểm)
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX; Các nước châu Á; Các nước Đông Nam Á; Các nước châu Phi; Các nước Mĩ La-tinh; Nước Mĩ; Nhật Bản; Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới hai; Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật.
4. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ Văn
I. Hình thức: Tự luận
II. Nội dung: đề thi kiểm tra 3 phần kiến thức: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn Ngữ văn, lớp 9; thời gian làm bài 150 phút; được cấu trúc thành 3 câu lớn; thang điểm: 20; cụ thể như sau:
Câu 1: từ 4,0 đến 6,0 điểm.
Nội dung: về phần kiến thức Tiếng Việt.
Lưu ý: có thể tách ra thành 2 đến 3 yêu cầu nhỏ.
Câu 2: từ 6,0 đến 8,0 điểm.
Nội dung: phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ hoặc dựng một đoạn văn thuộc kiểu văn bản tự sự hay kiểu văn bản nghị luận.
Câu 3: từ 8,0 đến 10,0 điểm.
Nội dung: viết hoàn chỉnh một văn bản tự sự hoặc một văn bản nghị luận.
5. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học
I. Phần trắc nghiệm: 8 câu (2,0 điểm)
Nằm trong phần di truyền và biến dị
II. Phần tự luận: Cả lý thuyết và bài tập (18,0 điểm)
Phần I: Di truyền và Biến dị
Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen: 2 câu (4,0 điểm)
Chương II: Nhiễm sắc thể: 2 câu (4,0 điểm)
Lý thuyết, Bài tập về di truyền liên kết hoặc bài tập về nguyên phân và giảm phân.
Chương III: ADN và gen: 1 câu (2,0 điểm)
Chương IV: Biến dị: 2 câu (3,0 điểm)
Chương V: Di truyền học người: 1 câu (1,0 điểm)
Chương VI: Ứng dụng di truyền học: 1 câu (1,0 điểm)
Phần II: Sinh vật và môi trường
Chương I: Môi trường và các nhân tố sinh thái: 1 câu (1,0 điểm)
Chương II: Hệ sinh thái: 1 câu (2,0 điểm)
6. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Tiếng Anh
- Thời gian làm bài: 150 phút
- Hình thức thi: tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, tỷ lệ điểm dành cho phần thi trắc nghiệm khách quan không quá 60% tổng số điểm toàn bài.
- Cấu trúc đề thi gồm 4 phần được phân bố như sau:
I. LISTENING. (4 điểm)
- Số câu: 20-25; gồm: 02-03 phần; thời gian khoảng 25 phút.
- Nội dung:
+ Nghe và điền thông tin thiếu vào chỗ trống;
+ Nghe và trả lời câu hỏi ngắn gọn;
+ Nghe trả lời câu hỏi đa lựa chọn;
+ Nghe ghép cặp thông tin thích hợp.
II. GRAMMAR AND VOCABULARY. (6 điểm)
- Số câu: 40-50
- Nội dung: từ 4-5 phần bao gồm
+ Trắc nghiệm đa lựa chọn;
+ Chữa lỗi trong câu hoặc đoạn văn;
+ Cho hình thức đúng của từ trong câu hoặc đoạn văn;
+ Cho hình thức đúng của động từ trong câu hoặc đoạn văn;
+ Điền giới từ; mạo từ; cụm động từ.
III. READING. (5 điểm)
- Số câu: 25-30
- Nội dung: từ 03-04 đoạn văn, mỗi đoạn khoảng 200 từ trở lên, bao gồm
+ Đọc trả lời câu hỏi đa lựa chọn;
+ Đọc khớp nối nhan đề với từng đoạn văn;
+ Đọc chọn từ thích hợp cho trước để điền vào đoạn văn;
+ Đọc điền từ thích hợp vào chỗ trống;
+ Đọc, trả lời câu hỏi (True/False/Not Given).
IV. WRITING. (5 điểm)
Nội dung:
- Viết câu: 10-15 câu
+ Viết lại câu bắt đầu bằng gợi ý ở đầu câu sao cho nghĩa không thay đổi;
+ Viết lại câu dùng một từ cho trước sao cho không thay đổi nghĩa của câu;
+ Dùng từ gợi ý viết câu hoàn chỉnh.
- Viết một đoạn văn, một bài luận, một lá thư khoảng 150 từ theo các chủ điểm đã học thuộc chương trình THCS.
7. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Tiếng Nga
- Thời gian làm bài thi: 150 phút
- Đề thi gồm có các dạng bài tập dưới đây, thang điểm 20, được phân bố như sau:
PHẦN I. (4,0 điểm)
Bài tập nghe hiểu
(trả lời các câu hỏi/ chọn các câu trả lời đúng - sai/ điền khuyết)
PHẦN II. (8,0 điểm)
- Bài tập ngữ pháp (cấp độ từ)
(danh từ/ động từ/ tính từ/ đại từ/ số từ/ giới từ/ liên từ)
- Bài tập ngữ pháp (cấp độ câu)
(kết thúc câu/ viết câu dựa vào từ gợi ý/ viết câu đồng nghĩa - trái nghĩa/
chuyển câu trực tiếp - câu gián tiếp/ chuyển câu đơn - câu phức)
- Bài tập từ vựng
(ý nghĩa từ vựng/ cấu tạo từ/ từ cùng gốc/ từ đồng nghĩa - trái nghĩa)
- Bài tập sửa lỗi
PHẦN III. (4,0 điểm)
- Bài tập văn bản điền khuyết
(điền từ/ điền cụm từ)
- Bài tập văn bản đọc hiểu
(trả lời câu hỏi/ kết thúc câu/ chọn phương án đúng – sai theo nội dung văn bản)
PHẦN IV. (4,0 điểm)
- Bài tập tình huống giao tiếp
- Bài tập kiểm tra kiến thức đất nước học
- Bài tập dịch
- Bài tập viết luận
8. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 tiếng Pháp
- Thời gian làm bài : 150 phút
- Thang điểm : 20
I. Nghe hiểu : (2 điểm)
II. Ngữ pháp từ vựng : (10 điểm)
- Adjectifs, pronoms, prépositions, conjonctions.
- Voix passive/active.
- Discours direct/indirect.
- Phrases simples/complexes.
- Verbes (…+ participe présent)
- Synonymes + antonymes.
III. Đọc hiểu : (5 điểm)
- Texte à compléter 10 mots: (1 điểm) :
- Texte d’environ 400 à 500 mots avec des questions à répondre : (4 điểm)
IV. Viết : (3 điểm) :
- Bài luận hoặc bài dịch : (2 điểm)
- Bài kết thúc câu : (1 điểm)
9. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Tin học
Đề thi chọn học sinh giỏi môn tin học được ra dưới dạng lập chương trình Pascal để giải các bài toán. Đề thi gồm có 4 câu, được phân bố như sau:
Câu 1. (3 điểm):
Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình để giải quyết bài toán.
Câu 2. (5 điểm):
Kiểm tra các hiểu biết cơ bản về cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
Câu 3. (7 điểm):
Các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm,… nhưng phải lập trình phức tạp hơn bài 1 và bài 2; có thể phải tổ chức dữ liệu một cách hợp lý.
Câu 4. (5 điểm):
Cần áp dụng các thuật toán như quy hoạch động ở mức độ đơn giản, đồ thị đơn giản,... hoặc tìm ra các thuật toán đặc biệt.
Chú ý:
- Bài thi được chấm bằng các test, có so sánh thời gian chạy chương trình của các thí sinh để đánh giá. Nói chung, không xem xét văn bản chương trình để cho điểm.
- Không sử dụng câu lệnh Readln ở cuối chương trình.
10. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán
Đề thi (Tự luận) gồm 5 câu, cụ thể như sau:
Câu 1. (từ 2,0 đến 3,0 điểm) Rút gọn biểu thức và các vấn đề liên quan
Câu 2. (từ 4,0 điểm đến 5,0 điểm) Phương trình, hệ phương trình
Câu 3. ( từ 3,0 đến 4,0 điểm) Số học: Các vấn đề về số nguyên; Nghiệm nguyên của phương trình và hệ phương trình
Câu 4. (từ 7,0 đến 8,0 điểm) Hình học phẳng: nội dung chủ yếu ở lớp 9
Câu 5. (từ 2,0 đến 3,0 điểm) Bất đẳng thức; Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất; Bài toán về tổ hợp và suy luận lôgíc
11. Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý
Hình thức thi: Bài thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận.
- PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): 8 câu.
- PHẦN II. TỰ LUẬN
I. Cơ học ( Từ 4 điểm đến 5 điểm).
- Bài tập về chuyển động cơ học.
- Tìm điều kiện để hệ vật cân bằng.
- Biết vật hoặc hệ vật cân bằng, tìm các đại lượng liên quan.
- Bài tập về áp suất chất lỏng, bình thông nhau.
- Bài tập về các máy cơ đơn giản.
II. Nhiệt học ( Từ 2 đến 3 điểm): Sự truyền nhiệt, trao đổi nhiệt giữa các vật trong hệ vật.
III. Quang học. (Từ 3 đến 5 điểm)
- Bài tập về gương phẳng, hệ gương phẳng.
- Bài tập về thấu kính, hệ thấu kính.
- Bài tập về hệ gương phẳng - thấu kính.
IV. Điện học (Từ 6 đến 8 điểm)
- Bài tập vận dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch: Nối tiếp, song song, hỗn hợp.
- Bài tập về mạch cầu cân bằng và không cân bằng.
- Công, công suất, định luật Jul – Lenxơ, toán cực trị
- Mạch đối xứng, mạch tuần hoàn.
Nguồn Sở GD&ĐT Nam Định
>> Cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 tỉnh Nam Định