25/05/2018, 09:20

Cấu tạo giải phẫu của rễ

Câu hỏi : 1. Mô tả cấu tạo một rễ còn non ở lát cắt dọc và lát cắt ngang, nhiệm vụ của từng loại mô trong cấu tạo đó. 2. Mô tả cấu tạo và nguồn gốc của lông hút. Ở rễ, lông hút quan trọng như thế nào. ...

Câu hỏi: 1. Mô tả cấu tạo một rễ còn non ở lát cắt dọc và lát cắt ngang, nhiệm vụ của từng loại

mô trong cấu tạo đó.

2. Mô tả cấu tạo và nguồn gốc của lông hút. Ở rễ, lông hút quan trọng như thế nào.

Cấu tạo sơ cấp

Rễ song tử diệp

Một lát cắt ngang qua một rễ song tử diệp còn non cho thấy lát cắt có dạng tròn, đối xứng qua một trục; miền vỏ dày quan trọng hơn miền trụ trung tâm; đặc tính nầy giúp phân biệt giữa rễ và thân.

* Miền vỏ thường dày và quan trọng ở rễ non nhưng rất tiêu giảm ở rễ già, lúc đó vỏ và căn bì được thay thế bằng lớp chu bì hay lớp bần. Từ ngoài vào trong gồm:

- Nếu lát cắt đi ngang qua vùng lông hút, bên ngoài cùng là tầng lông hút, các tế bào với vách mỏng bằng celuloz, bên ngoài tế bào không có cutin bao phủ; vài tế bào biểu bì mọc dài ra thành lông hút. Nhờ không có lớp cutin bao phủ trên bề mặt lớp căn bì mà nước và các chất khoáng hòa tan thẩm thấu xuyên qua vách tế bào.

- Nếu lát cắt đi ngang qua vùng cao hơn, lông hút rụng, vách tế bào bên dưới tẩm suberin và ta có lớp tồn tích tầng lông hút.

- Ngoại bì hay tầng tẩm suberin thường chỉ gồm một lớp tế bào với vách tế bào tẩm suberin hay mộc tố, kích thước tế bào thường to.

- Bên dưới là miền vỏ (cortex) dày gồm nhiều lớp tế bào nhu mô sơ cấp, các tế bào có kích thước tương đối đồng đều, sắp xếp chừa đạo, bọng hay khuyết tùy theo môi trường mà thực vật sống. Các tế bào nhu mô vỏ thường chứa nhiều tinh bột; nhu mô vỏ của rễ lan mọc phụ sinh trên cây hay rễ ấu sống thủy sinh có thể có màu lục vì có chứa lục lạp.

- Nội bì (endodermis) là một lớp tế bào giới hạn bên trong cùng của miền vỏ, vách tế bào theo đường kính có một khung dày bao vòng tế bào, chính khung này tẩm mộc tố hay suberin. Đó là khung Caspary có tính không thấm và rất quan trọng trong sinh lý của rễ, do làm ngăn cản sự khuếch tán các chất đi trong vách tế bào qua bên kia vòng. Sự hiện diện của khung Caspary là đặc sắc ở rễ nhóm song tử diệp.

* Miền trụ trung tâm (stele) hay trung trụ/trụ/trụ giữa là phần vị trí trung tâm của rễ gồm mô dẫn và phần nhu mô đi kèm với nó, thường nhỏ hơn miền vỏ. Hệ dẫn truyền của rễ thường liên tục, được bao bởi một hoặc vài lớp vỏ trụ. Từ ngoài vào trong gồm:

- Chu luân (pericycle) hay trụ bì thường gồm một lớp tế bào nằm bên dưới nội bì và xếp xen kẽ với nội bì, vách tế bào bằng celuloz mỏng. Các tế bào của lớp nầy có hoạt động phân sinh có nghĩa có thể tạo ra tế bào mới; rễ bên ở thực vật Hột trần và Hột kín được hình thành từ mô nầy, tầng nầy có khi hình thành tầng sinh bần.

- Mô dẫn truyền gồm các bó libe gỗ xếp xen kẽ nhau trên một vòng tròn và nằm ngay dưới lớp chu luân. Bó gỗ có sự chuyên hóa hướng tâm với mạch tiền mộc nhỏ xuất hiện trước nằm ngoài (vì thế gỗ còn được gọi ngoại cổ) sát với chu luân; mạch hậu môc to xuất hiện sau nằm bên trong. Bó libe cũng có sự chuyên hóa giống bó gỗ với libe trước nằm ngoài và libe sau nằm trong.

Trên lát cắt ngang, những chỗ đầu tiên xuất hiện mạch tiền mộc và tiền libe gọi là cực: cực gỗ trước và cực libe trước; thường số lượng các cực đó bằng nhau.

Số bó mạch gỗ thay đổi tùy loài: ở Ficus indica có 8 bó mạch gỗ và 8 bó libe; … tuy nhiên số bó có thể lên đến hàng trăm như ở họ Cau dừa (Palmae), Dứa dại (Pandanaceae). Số lượng bó libe và bó gỗ là đặc sắc của các nhóm cây, nhưng cũng có thể biến thiên trên cùng một cây tùy theo đường kính của rễ.

- Tủy (pith) nhỏ nằm phía trong các bó mạch do nhiều lớp tế bào nhu mô có thể tẩm mộc tố hay bị mạch gỗ mọc lấn mất, tủy được xem như hiện tượng biến đổi dần của mô phân sinh thành mô cơ bản hay tầng trước tầng phát sinh của rễ có dạng một ống tròn liên tục bao lấy một ít mô phân sinh cơ bản ở giữa.

Cấu tạo sơ cấp và sự phân hóa mô dẫn trong rễ cây song tử diệp Ranunculus (lát cắt ngang). A. Lược đồ cắt ngang của rễ, B-D. Trụ giữa và các tế bào quanh với các giai đoạn phát triển khác nhau.

Cơ cấu nội bì - lát cắt ngang qua rễ Convolvulus arvensis

2.1.2. Rễ đơn tử diệp

Cũng có cơ cấu tương tự như rễ STD với hai miền: miền vỏ và miền trụ trung tâm nhưng miền trụ trung tâm dày hơn miền trụ trung tâm ở rễ song tử diệp. Ngoài đặc tính chung của rễ, rễ ĐTD khác với rễ STD ở những đặc điểm sau:

- Bên dưới tầng lông hút hay tồn tích tầng lông hút là vùng gồm nhiều lớp tế bào có vách tẩm suberin và gọi là vùng tẩm suberin.

- Nội bì có khung tẩm suberin hình chữ U hay khung sube hình móng ngựa do vách tế bào tẩm suberin dày lên ở các phía trừ phía ngoài có vách tế bào vẫn còn celuloz.

- Số bó libe gỗ thường nhiều hơn 20 bó nhưng bó gỗ không có hình sao như ở

Lát cắt ngang từ ngoài vào trong của rễ đơn tử diệp, A. Cây dầu cọ Châu Phi (Elaeis guineensis), B. Monstera deliciosa, C. Tủy của Bromus

2.2. Cấu tạo thứ cấp của rễ

Rễ của đa số cây đơn tử diệp và một số ít cây song tử diệp chỉ có cấu tạo sơ cấp và cấu tạo sơ cấp của rễ được giữ suốt đời sống của cây, thường rễ không gia tăng đường kính.

Ở hầu hết cây song tử diệp và cây Hột trần, rễ gia tăng đường kính do sự sinh trưởng thứ cấp và kích thước của rễ trở nên quan trọng nhờ các tượng tầng:

- Tượng tầng sube nhu bì được thành lập phía ngoài, khi hoạt động sẽ cho ra bên ngoài là mô sube và bên trong là nhu bì. Tầng sinh bần có nguồn gốc từ những tế bào ngoài cùng của vỏ trụ; do sự sinh trưởng thứ cấp, trụ giữa của rễ phát triển mạnh, chu bì lại được tạo thành từ vỏ trụ cho nên phần vỏ sơ cấp và nội bì đều bị bong đi.

Sự phát triển thứ cấp của rễ Pyrus ở lát cắt ngang.

A. Giai đoạn tiền tượng tầng. B. Giai đoạn tăng trưởng sơ cấp hoàn toàn. C. Tượng tầng mạch giữa mô libe và mô gỗ hoạt động. D. Tượng tầng bần tạo mô thứ cấp. E. Rễ với các mô thứ cấp

Lát cắt ngang rễ cây song tử diệp có cấu tạo thứ cấp, A. Cây Lycopersicon esculentum, B. Abies,

- Tượng tầng libe gỗ nằm giữa ngoài gỗ I và trong libe I; tượng tầng này phân cắt sẽ cho ra libe II nằm bên ngoài sát tượng tầng và đẩy libe I sát với chu luân, sẽ cho gỗ II sát bên trong tượng tầng và đẩy gỗ I vào sâu bên trong nhu mô tủy.

Gỗ thứ cấp của rễ chiếm phần lớn khối lượng chủ yếu của rễ, vừa đảm nhận chức năng dẫn truyền nước và các chất khoáng hòa tan, vừa đảm nhận chức năng cơ học chống đỡ cho cây, đồng thời cũng có thể là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

Vỏ sơ cấp được xem là phần ngoài trụ trung tâm tính từ căn bì và giới hạn trong cùng là lớp nội bì. Vỏ thứ cấp là phần có thể tách ra được khỏi phần gỗ; và như vậy, libe thứ cấp và nhu mô libe là thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp, có thể dự trữ các chất dinh dưỡng như tinh bột, insulin …

0