05/06/2017, 10:42

Bài 31: Trao Đổi Chất

BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH l. Lệnh mục I Quan sát hình 31 - 1, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? - Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? - Hệ hô hấp đóng vai trò gì trong sự trao ...

BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH l. Lệnh mục I Quan sát hình 31 - 1, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? - Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? - Hệ hô hấp đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? - Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? - Hệ bài tiết đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Trả lời: * Môi trường ngoài ...

BÀI 31: TRAO ĐỔI CHẤT

 

I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH

l. Lệnh mục I

Quan sát hình 31 - 1, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời:

- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

- Hệ tiêu hoá đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

- Hệ hô hấp đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

- Hệ tuần hoàn đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

- Hệ bài tiết đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

* Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, muối khoáng. Qua quá trình tiêu hoá, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải ra các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn. Hệ hô hấp lấy ôxi từ môi trườm ngoài dê cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonnic. Đó là sự trao đổi chất ở cơ thể. Sự trao đổi chất đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu không có sự trao đổi chất, cơ thể không tồn tại được. Ở vật vô cơ, sự trao đổi chất chi dẫn tới biên tính và hủy hoại. Vì vậy, trao đổi chất ở sinh vật là đặc trưng cơ bản của sự sống.

- Hệ hô hấp: Gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2) giữa cơ thể với môi trường ngoài và giữa tế bào với mao mạch trong cơ thể.

- Hộ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch. Thực hiện vai trò tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho quá trình trao đổi chất ở tế bào.

- Hệ tiêu hoá: Gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình trao đổi chất.

- Hệ bài tiết: Gồm thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Có vai trò lọc máu, bài tiết nước tiểu, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Giáo viên kết luận: Chất dinh dưỡng và ốxi từ máu chuyển qua nước để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lí. Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra, đổ vào nước mô rồi chuyển thành máu, nhờ máu chuyển tới cơ quan bài tiết.

Như vậy, các tế bào trong cơ thể thường xuyên có sự trao đổi chất với nước mô và máu tức là có sự trao dổi với môi trường trong.

2. Lệnh mục II

- Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

- Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

- Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

- Máu và nước mô cung cấp chất dinh dưỡng và chất khí cho tế bào chất và thải ra khỏi cơ thể phân, khí cacbonic, nước tiểu ...

- Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm là chất thải, thải ra khỏi cơ thể là khí cacbonic, nước tiểu ...

- Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được dưa tới cơ quan bài tiết là phổi, thận, da...

- Trao đổi chất là sự trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở hai cấp độ:

+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là quá trình cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài thức ăn, nước, ôxi và thải ra môi trường ngoài các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic do sự hoạt động của các hệ cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết. Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản, có thể được hấp thụ vào máu.

+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là quá trình trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong (máu, nước mô). Máu đem chất dinh dưỡng đã được hấp thụ và ôxi cung cấp cho tế bào, đồng thời nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết và khí cacbonic đưa tới các hộ cơ quan bài tiết và hô hấp để từ đó thải ra môi trường ngoài qua hoạt dộng trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

3. Lệnh mục III

Qua sơ đồ hình 31 - 2, em hãy phân tích mối quan hộ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.

Trả lời:

Mối quan hộ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

 

II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 101 SGK sinh học 8: Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài.

Trả lời:

 Hệ hô hấp

 Gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2) giữa cơ thể với môi trường ngoài và giữa tế bào với mao mạch trong cơ thể.

 Hệ tiêu hoá

 Gồm miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình trao đổi chất.

 Hệ bài tiết

 Gồm thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Có vai trò lọc máu, bài tiết nước tiểu, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

Giải bài tập 2 trang 101 SGK sinh học 8: Hệ tuần hoàn có vai trờ trong sự trao đổi chất ở tế bào?

Trả lời:

Gồm tim và hệ mạch. Thực hiện vai trò tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết, đổi mới nước mô. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho quá trình trao đổi chất ở tế bào.

Giải bài tập 3* trang 101 SGK sinh học 8: PhÂn biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.

Trả lời:

Ở cấp độ cơ thể

Ở cấp độ tế bào

Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí cơ2 từ cơ thể thải ra.           

Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

 

0