14/01/2018, 19:01

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2) Bài tập môn Địa lý lớp 11 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Tiết 2 tổng hợp câu hỏi tự luận và bài tập ...

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 2)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Tiết 2

 tổng hợp câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm môn Địa 11, giúp các em ôn tập kiến thức về các ngành kinh tế và vùng kinh tế của Nhật Bản. Hy vọng, tài liệu này sẽ là tư liệu hữu ích cho quá trình học tập và giảng dạy của các em và thầy cô giáo.

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 8: Liên bang Nga (Tiết 2)

90 câu trắc nghiệm Địa lý lớp 11: Nhật bản

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 9: Nhật Bản (Tiết 1)

Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý 11 - Bài 10: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Tiết 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 9. NHẬT BẢN (tiếp theo)
Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản.

Câu 2. Vì sao nói ngành giao thông đường biển giữ một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của Nhật Bản?

Câu 3. Dựa vào lược đồ sau, hãy nhận xét sự phân bố công nghiệp của Nhật Bản và giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Bảng 9.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm

Năm 

1965

1975

1985

1988

2000

Diện tích (nghìn ha)

3123

2719

2318

2067

1600

Năng suất (tấn/ha)

4,03

4,5

4,8

4,9

6,0

Sản lượng (nghìn tấn)

12585

12235

11428

10128

9600

a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 3 đường biểu diễn: diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Nhật Bản trong thời kì 1965-2000 (cho năm 1965 = 100%)

b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa gạo của Nhật Bản trong thời gian trên.

Câu 5. Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì:

a. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

b. Diện tích đất nông nghiệp ít.

c. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp.

d. Năng suất trong ngành nông nghiệp không cao.

Câu 6. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản có vị trí hàng đầu thế giới là:

a. Ngành công nghiệp dệt.

b. Ngành công nghiệp sản xuất điện tử.

c. Ngành công nghiệp chế tạo máy.

d. Ngành xây dựng và công trình công cộng

Câu 7. Ngành du lịch Nhật Bản phát triển mạnh là nhờ:

a. Có bề dày về lịch sử và văn hóa.

b. Kết cấu hạ tầng phát triển hiện đại.

c. Có nhiều phong cảnh tự nhiên tươi đẹp.

d. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 8. Đảo có nền kinh tế phát triển chậm nhất của Nhật Bản:

a. Đảo Hôn-su.                         c. Đảo Kiu-xiu.

b. Đảo Xi-cô-cư.                      d. Đảo Hô-cai-đô.

Câu 9. Khoảng thời gian nào dưới đây là "Tuần lễ Vàng" để thu hút khách du lịch của Nhật Bản:

a. Cuối tháng 4, đầu tháng 5.                c. Cuối tháng 5, đầu tháng 6.

b. Cuối tháng 6, đầu tháng 7.                d. Cuối tháng 7, đầu tháng 8.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản

Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 0,1% trong tổng GDP của Nhật Bản.

  • Diện tích đất nông nghiệp ít.
  • Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh những tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.
  • Chi phí sản xuất cao và nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai nên giá nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới.
  • Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của Nhật Bản, chiếm hơn 80% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngành chăn nuôi cũng tương đối phát triển.

Câu 2. Ngành giao thông đường biển giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:

  • Nhật Bản là quốc gia biển.
  • Nghèo tài nguyên, đặc biệt khoáng sản. Do đó để phát triển công nghiệp Nhật Bản phải nhập tài nguyên khoáng sản...từ các nước khác thông qua đường biển
  • Nhật Bản rất chú ý phát triển ngoại thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,... với các nước trong khu vực và thế giới. Việc trao đổi này phần lớn qua các cảng biển.

Câu 3. Sự phân bố ngành công nghiệp của Nhật Bản:

  • Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ, đặc biệt trên đảo Hôn-su, nhiều trung tâm công nghiệp lớn như: Tô-ki-ô, lô-cô-ha-ma, Na-gô-ia, Ô-xa-ca,...
  • Khu vực phía nam phát triển nhiều ngành công nghiệp lớn, ngành công nghiệp mũi nhọn có giá trị cao như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp luyện kim đen, công nghiệp điện tử - viễn thông,...
  • Khu vực phía bắc chủ yếu chỉ phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp gỗ, giấy và công nghiệp hóa chất. Sự phân bố của các xí nghiệp công nghiệp ở phía bắc thưa thớt, chưa hình thành những trung tâm công nghiệp lớn.

* Giải thích sự phân bố công nghiệp của Nhật Bản

Sự phân bố của các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp không đồng đều tren khắp lãnh thổ Nhật Bản vì các nguyên nhân sau:

  • Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của hai khu vực lãnh thổ khác nhau. Khu vực phía nam có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh tế: có các cảng biển lớn thuận lợi để giao lưu với các nước khác, diện tích rộng lớn, khí hậu ôn hòa và có một số loại tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp.
  • Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía nam, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng ở khu vực phía nam vững chắc, nơi tập trung của nhiều trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Nhật Bản.
  • Ngược lại, ở phía bắc dân cư thưa thớt, thiếu lao động có trình độ tay nghề. Khí hậu khắc nghiệt, một phần diện tích ở phía bắc bị băng hà bao phủ trong thời kì mùa đông.

Câu 4.

a. Vẽ biểu đồ

  • Xử lí số liệu:
    • Cách tính: Lấy giá trị năm 1965 làm năm gốc tương ứng 100%, sau đó lần lượt lấy giá trị của các năm sau chia cho năm gốc sẽ được tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm gốc.
    • Lập bảng xử lí số liệu (ĐVT: %)

Năm 

1965

1975

1985

1988

2000

Diện tích 

100

 

 

 

 

Năng suất 

100

 

 

 

 

Sản lượng

100

 

 

 

 
  • Vẽ biểu đồ:
    • Vẽ 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của diện tích, năng suất, sản lượng cùng xuất phát từ một điểm bất kỳ trên trục tung (100%)
    • Trục hoành biểu diễn các năm (lưu ý: năm 1965 nằm tại gốc tọa độ, khoảng cách các năm).
    • Ghi tên biểu đồ

b. Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét:
    • Diện tích trồng lúa, gạo ngày càng giảm (số liệu)
    • Năng suất ngày càng tăng (số liệu)
    • Sản lượng ngày càng giảm (chứng minh)
  • Giải thích:
    • Diện tích lúa gạo giảm do chuyển sang trồng các cây khác.
    • Năng suất lúa gạo tăng: do áp dụng khoa học kỹ thuật.
    • Sản lượng giảm chủ yếu do diện tích lúa gạo giảm mạnh.

Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5c, 6b, 7d, 8d, 9a.

0