14/01/2018, 21:47

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 19 - Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1873

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 19 - Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1873 Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 11 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 19 ...

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 19 - Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 - 1873

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 19

gồm 11 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 có đáp án đi kèm, được soạn ra nhằm nâng cao khả năng làm bài trắc nghiệm cho các em học sinh. Mời các em cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 17 - Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11: Bài 20

Trắc nghiệm trực tuyến: 

Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858-1873

Câu 1: Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào:

a. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.

b. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng

c. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.

d. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 2: Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam:

a. Chiều 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

b. Sáng 1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

c. Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định.

d. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết

Câu 3: Quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam, vì:

a. Muốn có thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam.

b. Muốn chia quyền lợi với Pháp sau khi chiếm xong Việt Nam làm thuộc địa.

c. Có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình giam giữ, giết hại.

d. Cả a, b, c.

Câu 4: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:

a. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng

b. Nhân dân cả nước kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng.

c. Quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng

d. Quân ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi.

Câu 5: Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là vì:

a. Muốn làm chủ lưu vực sông Mê-công.

b. Muốn chiếm vùng đất Nam Kỳ.

c. Muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

d. Cả a, b, c

Câu 6: Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), Pháp rơi vào tình thế:

a. Bị nghĩa quân bao vây, quấy rối liên tục.

b. Bị thương vong gần hết.

c. Bị bệnh dịch hoành hành.

d. Bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong

Câu 7: Từ đầu năm 1860, Pháp cho rút toàn bộ số quân từ Đà Nẵng vào Gia Định, vì:

a. Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia

b. Chuẩn bị cho việc xâm lược Campuchia.

c. Bệnh dịch ở Đà Nẵng đang hoành hành.

d. Cả a, b, c.

Câu 8: Năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định là do:

a. Không chủ động tấn công giặc.

b. Thiếu sự ủng hộ của nhân dân.

c. Quân ít.

d. Cả a, b, c

Câu 9: Với hiệp ước Nhâm Tuất (ký ngày 5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp:

a. Ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn

b. Ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn

c. Ba tỉnh: Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn

d. Ba tỉnh: An Ggiang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn

Câu 10: Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường là:

a. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp.

b. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp

c. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp

d. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.

Câu 11: Thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ vào thời gian:

a. 24-6-1865

b. 24-6-1866

c. 24-6-1867

d. 24-6-1868

0