15/01/2018, 10:03

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ Đề thi trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32 giúp các bạn ôn tập và ...

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 32

giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức, từ đó học tốt môn Địa lý lớp 12, ôn thi THPT Quốc gia môn Địa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tổng hợp 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 - Bài 33: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng

Bài 32 . VẤN ĐỂ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm

A. 14 tỉnh.                  B. 15 tỉnh.                   C. 16 tỉnh.               D. 17 tỉnh.

Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lào Cai.               B. Điện Biên.               C. Lai Châu.           D. Sơn La.

Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt vì tiếp giáp với

A. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Campuchia, đồng bằng Sông Hồng.

B. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ.

C. giáp Bắc Trung Bộ, Trung Quốc, đồng bằng Sông Hồng, vịnh Bắc Bộ.

D. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Căn cứ vào Atlats Địa lí Việt Nam trang 26, tỉnh nào của Trung du và miền núi Bắc Bộ không giáp Trung Quốc?

A. Quảng Ninh            B. Hà Giang.            C. Cao Bằng.                   D. Sơn La.

Câu 5. Căn cứ vào Atlats Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp nào không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Hạ Long.             B. Thái Nguyên.          C. Bắc Ninh.                   D. Việt Trì.

Câu 6. Vùng than Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, khai thác phục vụ cho

A. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

B. nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu.

C. nhiên liệu cho xuất khẩu, phục vụ sinh hoạt.

D. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, phục vụ sinh hoạt.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng với nguồn tài nguyên khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. Vùng than lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.

C. Vùng có khoáng sản kim loại và phi kim loại lớn nhất.

D. Vùng có trữ lượng dầu mỏ và bôxít lớn nhất nước ta.

Câu 8. Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. sông Gâm.                B. sông Chảy.                    C. sông Đà.                    D. sông Lô.

Câu 9. Các sông suối ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị lớn nhất trong phát triển

A. giao thông đường sông.          B. du lịch            C. nuôi trồng thủy sản.   D. thủy điện.

Câu 10. Công suất của nhà máy thủy điện Sơn La thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 1920MW.                  B. 2000MW.                     C. 2400MW.                      D. 26000MW.

Câu 11. Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu có đặc điểm chính là

A. nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất cận xích đạo.

B. nhiệt đới gió mùa và ôn đới.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

D. nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

Câu 12. Cây công nghiệp lâu năm điển hình nhất cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Chè.                                   B. Cao su.                     C. Cà phê.                     D. Hồ tiêu.

Câu 13. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. ngập lụt trên diện rộng.     B. hạn hán kéo dài.     C. thường xuyên xảy ra bão.    D. rét đậm, rét hại.

Câu 14. Xét về tài nguyên khoáng sản, Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng.

A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. giàu tài nguyên khoáng sản thứ 2 nước ta

C. có ít tài nguyên khoáng sản

D. giàu tài nguyên rừng

Câu 15. Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển

A. cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả nhiệt đới.

B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông.

C. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

D. cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, trồng rừng.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

0