06/05/2018, 19:31

Câu hỏi trắc nghiệm: di truyền học quần thể (phần 3)

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Câu 21: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là: A. A = 0,25 ; a = 0,75 B. A = 0,50 ; a = 0,50 C. A ...

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

Câu 21: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:

A. A = 0,25 ; a = 0,75

B. A = 0,50 ; a = 0,50

C. A = 0,30 ; a = 0,70

D. A = 0,35 ; a = 0,65

Câu 22: Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 105AA: 15Aa: 30aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:

A. A = 0,70 ; a = 0,30

B. A = 0,80 ; a = 0,20

C. A = 0,25 ; a = 0,75

D. A = 0,75 ; a = 0,25

Câu 23: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

A. A = 0,25 ; a = 0,75

B. A = 0,75 ; a = 0,25

C. A = 0,4375 ; a = 0,5625

D. A= 0,5625 ; a= 0,4375

Câu 24: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

A. Quần thể có kích thước lớn.

B. Có hiện tượng di nhập gen.

C. Không có chọn lọc tự nhiên.

D. Các cá thể giao phối tự do.

Câu 25: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự

A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.

B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.

C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Câu 26: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá.

D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

Câu 27: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:

A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1

C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1

D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1

Câu 28: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A. Cho quần thể sinh sản hữu tính.

B. Cho quần thể giao phối tự do.

C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.

D. Cho quần thể tự phối.

Câu 29: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng?

A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen.

C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

D. B và C đúng.

Câu 30: Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng?

A. 1 thế hệ

B. 2 thế hệ

C. 3 thế hệ

D. 4 thế hệ

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 21222324252627282930
Đáp ánCDABCCABDB

Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 12 khác :

Tham khảo các Chuyên đề Sinh học 12

0