Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ - Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào. - Sự thay đổi số lượng NST có thể có thuộc loại: đột biến lệch bội và đột biến đa bội. I. Đột biến lệch bội - Đột biến lệch một làm thay đổi số ...
CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
- Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào.
- Sự thay đổi số lượng NST có thể có thuộc loại: đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
I. Đột biến lệch bội
- Đột biến lệch một làm thay đổi số lượng cặp NST ở một hay một số cặp tương đồng.
- Ở sinh vật lưỡng bội, đột biến lệch bội thường có các dạng sau:
1. Cơ chế phát sinh
- Đột biến lệch bội xảy ra do các rối loạn trong phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li.
- Sự phân li không đồng đều của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một vào NST.
- Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội.
- Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội tại thể khảm.
2. Hậu quả
- Làm mất cân bằng hệ gen nên gây giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.
- Ở người, lệch bội thường gây chết từ giai đoạn sớm (sẩy thai tự nhiên). Các trường hợp sống đến khi sinh đều mắc các bệnh hiểm nghèo và không có khả năng sinh sản.
3. Ý nghĩa
- Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
- Trong chọn giống có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
II. Đột biến đa bội.
1. Thể tự đa bội
- Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng số một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
- Các cơ thể có bộ NST 3n, 5n, 7n, … là các thể đa bội lẻ.
- Các cơ thể có bộ NST 4n, 6n, 8n, … là các thể đa bội chẵn.
2. Cơ chế phát sinh:
- Do trong quá trình nguyên phân, các NST nhân đôi nhưng không phân li tạo nên tế bào có bộ NST tăng lên gấp bội các thể đa bội chẵn
- Trong giảm phân tạo giao tử, các NST nhân đôi nhưng không phân li tạo nên giao tử 2n, khi giao tử này kết hợp với giao tử n bình thưởng sẽ tạo ra hợp tử 3n.
Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 12 khác :
Tham khảo các Chuyên đề Sinh học 12