14/01/2018, 20:55

Câu hỏi so sánh môn Lịch sử lớp 12

Câu hỏi so sánh môn Lịch sử lớp 12 Bộ câu hỏi so sánh ôn thi Lịch sử 12 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức lịch sử Việt Nam, từ đó giúp các bạn học tốt môn Lịch sử ...

Câu hỏi so sánh môn Lịch sử lớp 12

có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức lịch sử Việt Nam, từ đó giúp các bạn học tốt môn Lịch sử 12, luyện thi đại học môn Lịch sử, ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

70 Câu hỏi ôn tập Lịch sử

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 - Bài 22

1260 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

CÁC DẠNG CÂU SO SÁNH

Câu 1: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930 - 1931.

Trả lời

a. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

  • Thế giới:
    • Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
    • 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
    • 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tra tình hình ở Đông Dương (cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí ...)
  • Trong nước:
    • Pháp tập trung khai thác để bù đắp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ...làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thế họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình...
    • Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động ..., nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
    • Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho phong trào CMVN bùng nổ

b. Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 - 1939 với thời kì 1930 -1931.

Nội dung

PT 30-31

PT 36-39

Đối tượng cách mạng

Nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai

Kẻ thù chính là đế quốc phát xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

Nhiệm vụ

Chống Đế quốc để giành độc lập. Chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày.

Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

Lực lượng tham gia

Công nhân, nông dân.

Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Hình thức, phương pháp đấu tranh

Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.

Đấu tranh chính trị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.

Câu 2: Trình bày sự khác nhau giữa chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) với chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam trên các lĩnh vực: âm mưu cơ bản, vai trò của Mĩ, vai trò của lực lượng Sài Gòn, quốc sách bình định, đối với miền Bắc. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất? Vì sao?

Trả lời:

a. So sánh:

Nội dung

CT đặc biệt (1961-1965)

CT cục bộ (1965-1968)

Âm mưu cơ bản

Dùng người Việt đánh người Việt...

Dùng người Mĩ và đồng minh đánh người Việt...

Vai trò của Mĩ

Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la...

Cố vấn quân sự, cung cấp vũ khí, đô la, trực tiếp tham chiến...

Vai trò của lực lượng Sài Gòn

Làm nòng cốt

Phối hợp chiến đấu

Quốc sách bình định

Dồn dân lập ấp chiến lược

Phản công “tìm diệt” và “bình định”...

Đối với miền Bắc

Phá hoại bằng tình báo, gián điệp, phong tỏa...

Dùng không quân và hải quân đánh phá...

b. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, chiến lược Chiến tranh Việt Nam hóa của đế quốc Mĩ là toàn diện, mở rộng và thâm độc nhất.

  • Toàn diện vì Mĩ đánh ta cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế. Mở rộng vì không chỉ đánh ta ở miền Nam, rồi mở rộng ra miền Bắc mà ra cả Đông Dương rồi thế giới.
  • Thâm độc vì không chỉ dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương mà còn cô lập ta với đồng minh của ta là Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản (về nhiệm vụ chiến lược, vị trí, vai trò) của cách mạng hai miền Nam, Bắc được xác định trong nghị quyết đại hội lần thứ III của đảng lao động Việt Nam (9/1960). Vì sao có điểm khác nhau đó?

Trả lời
a. So sánh

Nội dung so sánh

Cách mạng miền Bắc

Cách mạng miền Nam

Nhiệm vụ chiến lược

Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước...

Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước...

Vị trí, vai trò của cách mạng mỗi miền

Cách mạng miền Bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, là hậu phương có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

Cách mạng miền Nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước...

b. Sở dĩ có điểm khác nhau như vậy là vì:

  • Xuất phát từ đặc điểm tình hình và yêu cầu cách mạng của mỗi miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, có điều kiện xây dựng cnxh; làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của cho miền Nam....; miền Nam vẫn còn chịu ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc...
  • Tuy mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược khác nhau, song cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước...

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

0