14/01/2018, 15:23

Câu hỏi ôn tập và bài tập môn Địa lý lớp 11

Câu hỏi ôn tập và bài tập môn Địa lý lớp 11 Tài liệu ôn tập môn Địa lý lớp 11 Câu hỏi ôn tập và các dạng bài tập môn Địa lý lớp 11 được VnDoc tổng hợp các câu hỏi và các dạng bài tập môn Địa lý lớp 11 ...

Câu hỏi ôn tập và bài tập môn Địa lý lớp 11

Câu hỏi ôn tập và các dạng bài tập môn Địa lý lớp 11 được VnDoc tổng hợp các câu hỏi và các dạng bài tập môn Địa lý lớp 11 có đáp án phân theo từng bài trong sách giáo khoa. Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh lớp 11 ôn thi học kỳ 2 cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2016.

Câu hỏi ôn tập thường gặp môn Sinh học lớp 11

Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Bài tập 3: (tr.9 - SGK)

Cho bảng số liệu sau:

Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển (đơn vị: Tỉ USD)

Năm 1990 1998 2000 2004
Tổng nợ 1310 2465 2498 2724

Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.

Bài làm:

1. Vẽ biểu đồ

Vẽ biểu đồ đường.

2. Nhận xét:

  • Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển lớn và tăng theo các năm trong giai đoạn 1990 - 2004.
  • Giai đoạn 1990 - 1998 tăng rất nhanh từ 1310 lên 2465 tỉ USD, tăng gấp 1,9 lần.
  • Giai đoạn 1998 - 2004 tăng chậm từ 2465 lên 2724 tỉ USD, gấp 1,1 lần.

=> Như vậy, các nước ĐPT nợ nước ngoài nhiều, nhưng tốc độ ngày càng giảm.

Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

Bài tập 3 (tr. 11 - SBT)

Đối với Việt Nam, TCH kinh tế đã tạo ra những thời cơ gì để phát triển kinh tế?

Bài làm:

Toàn cầu hoá kinh tế đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội phát triển kinh tế:

  • Hàng hoá của nước ta có cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới với mức thuế quan thấp hoặc không bị đánh thuế.
  • Được tham gia công bằng trên các sân chơi kinh tế với các cường quốc.
  • Có cơ hội thu hút và tiếp nhận các nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, KHKT...
  • Hàng hoá bên ngoài vào nước ta làm tăng khả năng lựa chọn và tiêu dùng cho dân cư với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ...

Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

Bài tập 3 (tr. 16 - SGK)

Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu:

Vấn đề

Vấn đề môi trường Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
Biến đổi khí hậu Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải CO2 vào khí quyển

- Gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

- Mưa axit

- Hạn chế thải khí CO2 vào khí quyển.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
Ô nhiễm môi trường nước ngọt Đưa chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí vào sông, hồ, biển và đại dương. - Ô nhiễm nguồn nước ngọt gây thiếu nước sạch.
- Ô nhiễm môi trường biển.

- Xử lí chất thải trước khi đổ trực tiếp vào môi trường nước.
- Hạn chế lượng chất thải vào môi trường nước.

- Bảo vệ sinh vật biển.

Suy giảm đa dạng sinh vật - Con người khai thác thiên nhiên quá mức.

- Mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các ngành sản xuất.  - Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng.
- Bảo vệ và gia tăng số lượng các loài sinh vật quý hiếm.
- Khai thác hợp lí, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn động vật quý hiếm.

Bài 4: THỰC HÀNH TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Đặt vấn đề

Trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng này có tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển.

2. Nội dung

a) Cơ hội

  • Toàn cầu hoá tạo ra sự tự do hoá thương mại, bãi bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, hàng hoá có điều kiện mở rộng lưu thông.
  • Các quốc gia nhanh chóng đón đầu về khoa học công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế.
  • Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế...

b) Thách thức

  • Toàn cầu hoá có thể là công cụ để các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sồng và nền văn hoá của mình với các nước đang phát triển.
  • Toàn cầu hoá cũng gây áp lực nặng nề với môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường.

3. Kết luận

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế của các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn để hội nhập kinh tế quốc tế.

0