14/01/2018, 15:23

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3) Đề thi thử đại học 2016 môn Lịch sử có đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử là đề thi thử môn Sử ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

là đề thi thử môn Sử có đáp án, giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự ôn thi THPT Quốc gia cũng như ôn thi đại học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh (Lần 2)

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3  NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian làm bài: 180  phút

Câu 1 (3.0 điểm): Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?

Câu 2 (1.5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào cách mạng 1930-1931. Vì sao đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?

Câu 3 (2.5 điểm): Tại sao Đảng, Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 4 (2.0 điểm): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được kết thúc bằng thắng lợi trên mặt trận nào? Anh (chị) có nhận xét gì về thắng lợi đó?

Câu 5 (1.0 điểm): Những giai cấp nào tồn tại trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Sự chuyển biến giai cấp đó tác động gì tới phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta 1919-1930?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử

Câu 1 (3.0 điểm): Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?

1. Sự ra đời

  • Nhu cầu của các nước hợp tác cùng phát triển... Xu thế chung của các khu vực trên thế giới là đẩy mạnh sự hợp tác với nhau để phát triển (tiêu biểu là EU), muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
  • Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan), gồm 5 nước sáng lập: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan.

2. Quá trình phát triển

  • Giai đoạn 1967 – 1975: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, hoạt động lỏng lẻo và chưa có vị thế trên trường quốc tế.
  • Từ những năm 70, sau Hiệp ước Bali (Inddônêxia, tháng 2/1976) đến đầu những năm 90: Hiệp ước Bali xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước, ASEAN hoạt động khởi sắc hơn, cải thiện quan hệ với các nước Đông Dương, kinh tế tăng trưởng mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới. Tháng 1/1984, Brunây gia nhập ASEAN
  • Từ đầu những năm 90- 2000: là thời kì mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới: Việt Nam (7/1995), Lào và Mianma (9/1997), Campuchia (4/1999), nâng tổng số thành viên của ASEAN lên 10 nước. ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.
  • Lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực, chủ động đề xuất Diễn đàn Á- Âu (ASEM), tích cực tham gia Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tháng 11/2007, Hội nghị cấp cao ASEAN kí kết Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn. Tháng 12/2015 thành lập Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột: Cộng đồng kinh tế - Cộng đồng an ninh chính trị - Cộng đồng văn hóa xã hội.

3. Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?

  • Căn cứ nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976): tôn trọng độc lập, chủ quyền..., giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình... Hiện nay, trước những tranh chấp trên Biển Đông cần căn cứ Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (Liên hợp quốc). Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành động xâm phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển đảo. Kiên quyết tôn trọng và đòi được tôn trọng nền độc lập và chủ quyền của các nước trong khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế.
  • Việt Nam đoàn kết với các nước Đông Nam Á, cùng các nước thể hiện trách nhiệm chung để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực.

Câu 2 (1.5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới phong trào cách mạng 1930-1931. Vì sao đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?

1. Hoàn cảnh lịch sử

  • Khủng hoảng kinh tế thế giới 1928-1933 ảnh hưởng nặng nề ......
  • Thực dân Pháp khủng bố phong trào yêu nước sau khởi nghĩa Yên Bái....
  • Đầu năm 1930 Đảng CS Việt Nam ra đời... là nguyên nhân chủ yếu, quyết định làm cho phong trào diễn ra trên qui mô lớn và triệt để.

2. Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.

  • Cuộc KN Yên Bái (2/1930), bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, kéo theo sự tan rã hoàn toàn của VN quốc dân đảng, chấm dứt vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam.
  • Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, là LL duy nhất còn tồn tại trên vũ đài chính trị.... đảm đương sứ mệnh lịch sử nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất với cách mạng Việt Nam.

Câu 3 (2.5 điểm): Tại sao Đảng, Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

1. Đảng, Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 19/12/1946

1.1. Về phía ta: Sau cách mạng Tám 1945 thành công để giữ vững nền độc lập dân tộc, ta đã nỗ lực đấu tranh ngoại giao tránh một cuộc chiến tranh nổ ra giữa ta với Pháp. Kí với Pháp HĐ sơ bộ 6/3 và Tạm ước 14/9, ta thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định, Hiệp ước thể hiện thiện chí hòa bình của ta. Ngược lại, thực dân Pháp tráo trở, ngoan cố xé bỏ Hiệp định nuôi dã tâm quay lại xâm lược nước ta một lần nữa.

1.2. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

  • Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6 – 3 – 1946 và Tạm ước 14 – 9 – 1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
  • Trong tháng 11/1946 khi đưa quân ra Bắc Bộ, Pháp cố tình khiêu khích, gây hấn với ta ở nhiều nơi. Đặc biệt, trung tuần tháng 12/1946 đã tàn sát đồng bào ta ngay giữa thủ đô Hà Nội.
  • Đỉnh cao của sự khiêu khích là ngày 18-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946.
  • Trước tình thế cấp bách đó, chúng ta không thể nhượng bộ hơn được nữa vì nhân nhượng là mất nước. 20 giờ ngày 19/12/1946, chủ tịch HCM thay mặt Đảng, chính phủ VNDCCH đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nhân dân ta nhất tề đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

2. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp

  • Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến....
  • Cùng TƯ Đảng đề ra Đường lối kháng chiến...
  • Cùng TƯ Đảng trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi cuối cùng....

Câu 4 (2.0 điểm): Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được kết thúc bằng thắng lợi trên mặt trận nào? Anh (chị) có nhận xét gì về thắng lợi đó?

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được kết thúc bằng sự kết hợp giành thắng lợi quyết định trên mặt trận quân sự với một giải pháp ngoại giao

2. Nhận xét về thắng lợi đó

  • Chiến thắng ĐBP thắng lợi đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TD Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực cho đấu tranh ngoại giao tại Giơnevo.
  • Cùng với chiến thắng ĐBP, Hiệp định Giơnevo (21/7/1954) đã công nhận quyền dân tộc cơ bản, lập lại hòa bình ở ba nước Đông Dương. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Kết thúc cuộc k/c chống Pháp xâm lược của nhân dân ta. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng để xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh chống Mĩ.
  • Tuy nhiên, thắng lợi chưa trọn vẹn, chưa thỏa đáng với thắng lợi ta giành được trên chiến trường, ta mới chỉ giải phóng miền Bắc, miền Nam vẫn dưới sự thống trị của Đq Mĩ và tay sai. Hiệp định là cơ sở pháp lí để nhân dân ta tiếp tục hoàn thành cuộc Cm DTDCND trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Câu 5 (1.0 điểm): Những giai cấp nào tồn tại trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Sự chuyển biến giai cấp đó tác động gì tới phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta 1919-1930?

1. Những giai cấp nào tồn tại trong xã hội Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất: giai cấp Địa chủ, Nông dân, Tiểu tư sản, Tư sản, Công nhân

2. Sự chuyển biến giai cấp tác động tới phong trào dtdc nước ta 1919-1930.

  • Tạo ra LL mới cho phong trào dtdc, tạo cơ sở XH cho sự tiếp thu những hệ tư tưởng mới vào Việt Nam. Những g/c mới, tư tưởng mới làm cho phong trào dtdc mang tính chất mới...
  • Hình thành 2 khuynh hướng khác nhau trong phong trào dtdc: Khuynh hướng TS, VS. Cả 2 khuynh hướng đều vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc. Đây là đặc điểm của phong trào dt VN 1919-1930.
0