25/04/2018, 16:37

Câu 4.1 trang 162 SBT Toán 8 tập 1-: Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp...

Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp sau. Câu 4.1 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1- – Bài 4. Diện tích hình thang Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp sau: a. Hình thang ABCD, đáy lớn AB = 10cm, đáy nhỏ CD = 6cm và đường cao DE = 5cm. b. ...

Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp sau. Câu 4.1 trang 162 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1- – Bài 4. Diện tích hình thang

Tính diện tích của hình được cho trong mỗi trường hợp sau:

a. Hình thang ABCD, đáy lớn AB = 10cm, đáy nhỏ CD = 6cm và đường cao DE = 5cm.

b. Hình thang cân ABCD, đáy nhỏ CD = 6cm, đường cao DH = 4cm và cạnh bên AD = 5cm.

Giải:                                                              

a. Áp dụng công thức tính diện tích hình thang.

(S = {{a + b} over 2}.h = {{10 + 6} over 2}.5 = 40(c{m^2}))

b. Xét hình thang cân ABCD có AB // CD

Đáy nhỏ CD = 6cm, cạnh bên AD = 5cm

Đường cao DH = 4cm. Kẻ CK ⊥ AB

Ta có tứ giác CDHK là hình chữ nhật

HK = CD = 6cm

∆ AHD vuông tại H. Theo định lý Pi-ta-go ta có: (A{D^2} = A{H^2} + D{H^2})

( Rightarrow { m A}{{ m H}^2} = A{D^2} – D{H^2} = {5^2} – {4^2} = 25 – 16 = 9 Rightarrow AH = 3cm)

Xét hai tam giác vuông DHA và CKB :

(widehat {DHA} = widehat {CKB} = 90^circ )

AD = BC (tính chất hình thang cân)

(widehat A = widehat B)  (gt)

Do đó: ∆ DHA = ∆ CKB (cạnh huyền, góc nhọn)

⇒ KB = AH = 3 (cm)

AB = AH + HK + KB = 3+ 6+ 3 = 12 (cm)

({S_{ABCD}} = {{AB + CD} over 2}.DH = {{12 + 6} over 2}.4 = 36(c{m^2}))

0