Câu 11.8* trang 63 sách bài tập Vật lí 12 Nâng cao
Có hai con lắc A, B mà chu kì của chúng gần bằng nhau (Hình 111.7). Cho biết chu kì của A, hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định chu kì của B mà không cần dùng thêm dụng cụ nào. ...
Có hai con lắc A, B mà chu kì của chúng gần bằng nhau (Hình 111.7). Cho biết chu kì của A, hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định chu kì của B mà không cần dùng thêm dụng cụ nào.
Có hai con lắc A, B mà chu kì của chúng gần bằng nhau (Hình 111.7). Cho biết chu kì của A, hãy trình bày và giải thích một phương án thực nghiệm để xác định chu kì của B mà không cần dùng thêm dụng cụ nào.
Giải
Vận dụng kiến thức về hiện tượng phách
- Treo hai con lắc cạnh nhau, cùng độ cao
- Thả cho hai con lắc dao động với cùng biên độ và pha ban đầu
- Giả sử ta thấy con lắc A dao động nhanh hơn một chút thì sẽ thấy hai con lắc dao động với độ lệch pha tăng dần. Đến một lúc nào đó thì hai con lắc lại dao động cùng pha
- Đếm số dao động của con lắc A kể từ khi đồng pha đến lần đồng pha kế tiếp
- Từ đó tính được chu kì của con lắc B theo A: (n{T_A} = left( {n - 1} ight){T_B})
Trong đó n là số dao động của A mà ta đếm được, ({T_A}) là chu kì mà con lắc A đã cho, (n – 1) là số dao động của B.
Sachbaitap.com