01/06/2017, 12:01

Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào?

Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào? Gợi ý - Điểm nhìn của nhà thơ từ ao thu lạnh lẽo. Đặc điểm cửa vùng quê Bình Lục - Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao. Nhiều ao, thuyền câu trở nên bé nhỏ. Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại: + Sóng biếc ...

Văn lớp 11: Cảnh thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả miêu tả như thế nào? Gợi ý - Điểm nhìn của nhà thơ từ ao thu lạnh lẽo. Đặc điểm cửa vùng quê Bình Lục - Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao. Nhiều ao, thuyền câu trở nên bé nhỏ. Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại: + Sóng biếc gợn rất nhẹ. + Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng. + Nhìn lên thấy trời thu xanh cao, mây lơ lửng + Các lối đi vào làng trúc, tre mọc xung quanh bờ. - Nhà ...

 : Cảnh thu trong bài được tác giả miêu tả như thế nào?

Gợi ý

- Điểm nhìn của nhà thơ từ ao thu lạnh lẽo. Đặc điểm cửa vùng quê Bình Lục - Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao. Nhiều ao, thuyền câu trở nên bé nhỏ.

Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ quan sát và ghi lại:

+ Sóng biếc gợn rất nhẹ.

+ Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng.

+ Nhìn lên thấy trời thu xanh cao, mây lơ lửng

+ Các lối đi vào làng trúc, tre mọc xung quanh bờ.

- Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra màu sắc của mùa thu ở làng quê. Đó chính là màu xanh.

Xanh sóng -> sóng biếc.

Xanh tre -> ngõ trúc quanh co.

Xanh trời -> Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.

Có một màu vàng của chiếc lá rụng.

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

- Đến âm thanh cũng rất tĩnh lặng.

Gió khẽ khàng thổi nhẹ nên "sóng biếc theo làn hơn gợn tí".

Đối lại là chiếc lá lìa cành "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo". Người trong làng đi làm nên càng vắng lặng "Khách vắng teo".

Cảnh thu hiện lên mang đặc điểm của nông thôn đồng bằng nhưng rất tĩnh lặng.

- Đó là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. Một tấm lòng yêu nước thầm kín sâu sẳc và mãnh liệt nhưng gợi một chút buồn.

- Đã từng làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến không tìm thấy con đường "Chí quan trạch dân", ông đành "Cờ đang dở cuộc không còn nước - Bạc chửa thôi canh đã chạy làng". Ông trở về để giữ cho mình tiết sạch giá trong. Tình cảnh ấy Nguyễn Khuyến làm sao tránh khỏi nỗi buồn. Ông muốn mang tài năng, trí tuệ của mình giúp cho dân cho nước nhưng lại đành bất lực. Đó chính là bi kịch của người trí thức Nho học lúc bấy giờ.

- Nỗi buồn ấy của Nguyễn Khuyến là đáng quý. Ta mới hiểu vì sao trong bài Di chúc có đoạn ông dặn các con mình:

Việc tống táng lăng nhăng qua quýt

Cúng cho thầy một tí rượu be 

Đề vào mấy chữ trong bia 

Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu.

 

Tham khảo bài phân tích tại đây:

   

0