Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Đề bài: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến Bài làm Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Được truyền tụng rộng rãi nhất và được tôn xưng kiệt tác chính là chùm thơ Nôm gồm ba bài : Câu cá mùa thu, uống rượu mùa thu và Vịnh mùa thu. Thành công với ...
Đề bài: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến Bài làm Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Được truyền tụng rộng rãi nhất và được tôn xưng kiệt tác chính là chùm thơ Nôm gồm ba bài : Câu cá mùa thu, uống rượu mùa thu và Vịnh mùa thu. Thành công với một bài ở một đề tài đã khó, huống chi lại nhiều bài. Nhưng điều tưởng như không thể kia có vẻ đã được Nguyễn Khuyến vượt qua một cách khá nhẹ nhàng. Rõ ràng, thi nhân có một vốn dự trữ những ...
Đề bài: Phân tích bài thơ của Nguyễn Khuyến
Bài làm
Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Được truyền tụng rộng rãi nhất và được tôn xưng kiệt tác chính là chùm thơ Nôm gồm ba bài : Câu cá mùa thu, uống rượu mùa thu và Vịnh mùa thu. Thành công với một bài ở một đề tài đã khó, huống chi lại nhiều bài. Nhưng điều tưởng như không thể kia có vẻ đã được Nguyễn Khuyến vượt qua một cách khá nhẹ nhàng. Rõ ràng, thi nhân có một vốn dự trữ những ấn tượng và cảm giác về mùa thu hết sức phong phú. Đằng sau đó là tài thơ Nôm tuyệt đỉnh và sự gắn bó sâu nặng của ông với đồng đất quê hương, với những gì làm nên hồn cốt của nó (ở chùm thơ Nôm này, nhà thơ không hoàn toàn viết theo bút pháp ước lệ và không cậy nhờ gì vào những thi liệu đã đông cứng trong nhiều sáng tác xưa). Một điều quyết định khác là sự tràn đầy của bầu tâm sự - tâm sự nói mấy cũng không vơi, luôn được phóng chiếu ra cảnh vật, khiến nhà thơ nhìn vào đâu cũng thấy những điều cần nói, nghĩa là nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt được thơ.
Trong ba bài, Vịnh mùa thu thể hiện tham vọng bao quát vẻ đối tượng rõ hơn cả, dù nó không thiếu những phát hiện rất cụ thể, tinh tế về cảnh sắc. Ở hai bài còn lại, tác giả tự khuôn mình vào những đề tài hẹp hơn nữa trong cái đề tài lớn kia. Với Uống rượu mùa thu, nhà thơ thích thú ngắm nhìn cảnh sắc và làm thơ từ tâm thế và trạng thái thể chất của kẻ được giả dịnh là đang say. Dưới con mắt của "đối tượng" này, tất cả bỗng trở nên loè nhoè một cách ảo diệu. Còn với Câu cá mùa thu, diều nhà thơ quan tâm thể hiện lại là những gì liên quan chuyện câu cá - cả biểu hiện bề ngoài lẫn yếu tố tinh thần hàm chứa của nó (tức là yếu tố có thể được hình dung như một phép ứng xử của nhà nho trước thời cuộc). Hoá ra một đề tài tưởng rất nôm na, thồng tục lại cũng chan chứa ý thơ và gợi vô hạn những suy tư vể cuộc đời.
Nhiều tài liệu nghiên cứu về thi pháp thơ Việt Nam vẫn thường xem Câu cá mùa thu như một ví dụ điển hình của thổ thơ thất ngôn bát cú Đường luật (thể bằng), xét theo đòi hỏi khe khắt của luật thơ. Đối chiếu với mô hình chuẩn về thanh điệu, ta thấy chỉ có ba tiếng trong bài rơi vào biệt lệ nhất tam ngũ bất luận là lá ở câu 4, lơ ở câu 5 và cá ở câu 8. Dĩ nhiên, đây là điều được phép. Các phương diện khác như niêm, đối được tuân thủ nghiêm chỉnh. Bài thơ cũng đảm bảo được tính nhất khí. Từ nhan đề đến mọi chi tiết miêu tả đéu trực tiếp hay gián tiếp làm rõ chuyện Câu cá mùa thu, dù câu cá có thể chỉ là chuyện hình thức. Mới đọc đến hai câu thừa đề và phú để, người đọc đã thấy ngay cái cảnh được báo hiệu từ tên gọi tác phẩm : có ao, có thu (hợp lại thành ao thu), có nước trong veo, có chiếc thuyền câu nhỏ. Các câu tiếp theo của bài đéu được tổ chức xoay xung quanh "trục" này. Nói cho cùng, dây chỉ là một vấn để thuộc kĩ thuật làm thơ mà bất cứ ai có kinh nghiệm sáng tác và dồi dào vốn quan sát đều dễ dàng vượt qua, chưa nói gì đến bậc thầy Nguyễn Khuyến. Giá trị của bài thơ, như vậy, phải được thẩm định dựa vào những điều cơ bản hơn.
Khi mệnh danh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu trước hết nhìn sáng tác của thi hào (trong đó có Câu cá mùa thu) như những tư liệu xác thực, sống động về một môi trường sống, hoàn cảnh sống. Điểu này đĩ nhiên là có cơ sở, bởi đi vào bài thơ, thoạt tiên ta được đắm mình vào một không gian thu có tính đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể hơn nữa là không gian thu của vùng đồng chiêm trũng, quê tác giả. Sự giàu có những hình ảnh, chi tiết gợi tả đầy tính hiện thực trong bài đã tạo cho độc giả ảo giác đó.
Đọc Câu cá mùa thu, ta không thấy những sự tương phản dữ dội như trong bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ, vốn rất phù hợp với đối tượng miêu tả là mùa thu vùng thượng lưu sông Trường Giang thuộc miền ôn đới, lại cũng rất phù hợp với tâm sự trầm uất, bi thương mà vị thi thánh muốn biểu lộ. Ở đây, tất cả các sự vật được nhắc tới đều xứng hợp với nhau, như tuân theo một trật tự, một quan hệ nhân quả "tiền định" : ao thu nhỏ nên thuyền câu bé ; gió nhẹ nên sóng gợn tí ; trời xanh nên nước thêm trong ; khách vắng teo nên người ngồi câu cũng trầm ngâm yên lặng ; đặc biệt các mảng màu xanh của nước, của tre trúc thật hoà hợp với màu xanh của bầu trời. Xuân Diệu có viết : "Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi,...". Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Đúng là gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta (ở đây chưa nói tới ý nghĩa của gam màu xanh như biểu trưng của một tâm hồn Việt thuần hậu, ưa sự nhẹ nhàng, tĩnh mạc, yên bình).
Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Ao nước trong tưởng có thể nhìn thấu đáy (trong veo). Sóng biêng biếc phản chiếu màu cây, màu trời. Trời ít mây nên càng nổi bật màu xanh ngắt (xanh ờ đây cũng có nghĩa là trong, chẳng thế mà ta hay nói là trời xanh trong). Đó là những cái thuộc phạm trù trong. Còn đây là tĩnh : mặt ao lặng, lạnh lẽo (cái lạnh trong trường hợp này đi sóng đôi với cái lạng như một tất yếu) ; sóng hơi gợn (gợn tí) ; gió sẽ (khẽ) đưa lá vàng ; khách vắng teo ; tiếng cá đớp bóng nghe mơ hồ như có như không (cái động của tiếng cá đớp bóng càng làm nổi bật cái tĩnh chung của cảnh). Ở đây, trong song hành với tĩnh : càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong.
Là người Việt Nam, đến với Câu cú mùa thu, ta dễ nhận ra từ những gì được miêu tả một vẻ thăn quen, gần gũi rất đặc biệt. Ấn tượng về sự thân quen, gần gũi này thực ra đầy tính chủ quan, bới không phải người đọc nào cũng đã từng được thấy, được sống trong cảnh thu tương tự. Rất có thể nó được hình thành từ sự tiếp xúc với vẻ giản dị của lời thơ, từ quá trình tương tác giữa kí ức cộng đồng nằm sâu dưới đáy tâm linh độc giả với cái đã được vẽ ra dưới nét bút giàu tính tạo hình, thấm đượm tình cảm trìu mến của Nguyễn Khuyến.
Nhưng đi vào một bài thơ trữ tình, điều quan trọng nhất là phải nhìn thấu cái cơ chế tâm hồn đã chi phối sự tả, kể của tác giả. Thực ra, ngay khi tưởng chỉ tiếp xúc với cái "thuần tuý khách quan" của cảnh chính là khi ta đang bị trạng thái nội tâm của nhà thơ toả ra vây bọc và dẫn dắt. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ ngữ, vần, nhịp, sự đối xứng, hoà thanh, phối sắc... đều được cấu trúc hoá một cách chặt chẽ, làm toát lên một không khí tinh thần riêng. Chẳng hạn, với các từ láy như lạnh lẽo, tẻo teo, !ơ lửng, ta không chỉ tưởng tượng thấy dáng dấp hay trạng thái khách quan của sự vật mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toả ra từ mặt nước cùng vẻ hắt hiu của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến cái gì như là nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ tẻo teo vừa miêu tả kích thước bé tí của chiếc thuyền câu, lại vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm : mọi sự vật (không riêng gì chiếc thuyền) như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hướng tới không khí suy tư trầm mặc mà nhân vật trữ tình muốn có (trong bài thơ, tác giả đã tập hợp các chi tiết miêu tả theo trục dọc, gần giống cách các hoạ sĩ Trung Hoa xưa vẽ một bức tranh có hình thức trụ, và khả năng gợi hình của vần eo đã được tận dụng một cách triệt để). Cùng với việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng không, từ lơ lửng đã diễn tả tài tình trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu lặng. Và từ quanh co nữa, một mặt tạo hình được sự ngoắt ngoéo của ngõ xóm hút sâu vào màu xanh rậm rà của tre trúc, mặt khác đem đến cho ta ít nhiều liên tưởng về tình trạng không thông thoát của những ý nghĩ đang làm tác giả phải buồn phiền.
Như vậy, song song với việc cảm thụ vẻ đẹp tươi trong nhưng có phần quạnh quẽ của cảnh vật, người đọc đã thực sự nhập được vào miền tâm trạng riêng của thi nhân. Bài thơ có thể đã được hình thành từ sự cộng hưởng giữa nỗi sầu ủ sẵn trong cảnh và niềm cô đơn ẩn sâu trong lòng người. Nhưng nếu xét bài thơ như kết quả của một nhu cầu thổ lộ, ta lại thấy rằng chính tâm trạng u hoài là yếu tố thứ nhất đã hướng nhà thơ tìm tới và biểu hiên chí những cái gì có thể làm toát lên ấn tượns thanh và vắng. Dường như phải tìm tới chúng, nhờ chúng, nỗi u hoài kia mới được bộc lộ một cách trọn vẹn. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó ? Ta khó tìm được lời giải đáp nếu chỉ dựa vào những dữ kiện có sẵn trong bài. Vậy cần phải nhìn bài thơ như yếu tố cấu trúc của một chỉnh thể lớn hơn là toàn bộ sáng tác của Nguyễn Khuyến, chí ít cũng là những thi phẩm được ông viết trong thời cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Khuyến vốn là một ví dụ tiêu biểu cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc, đất nước thoát khỏi hoạ ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng mà nhà thơ từng tồn thờ đã trở nên lỗi thời. Loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy hoàn toàn bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến ý thức được sâu sắc về tất cả những điều đó. Ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đạn như nhiều chí sĩ Cần vương khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc và sợ mọi người không hiểu cho mình, coi thường mình. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhằm giữ gìn tiết tháo, nhân cách và cũng là để quên đi những dằn vặt dớn đau. Nhưng muốn quên mà không quên được. Hơn thế, tại chốn ẩn dật, ông cứ phải hằng ngày đối diện với muôn sự phức tạp của cuộc đời. Không phải là điều khó hiểu khi ta thấy tâm sự buồn và day dứt luôn chi phối sáng tác của Nguyễn Khuyến, dù ông có viết về đề tài gì đi nữa.
Để nắm bắt được chiều sâu ý nghĩa của một bài thơ như Câu cá mùa thu, việc tìm hiểu tâm sự Nguyễn Khuyến đã thể hiện trong toàn bộ sáng tác của ông là điều cần thiết. Nhưng chừng ấy có lẽ vẫn chưa đủ. Câu cá hay câu cá mùa thu còn tồn tại trong thơ ca cổ Trung Quốc và Việt Nam như một đề tài quen thuộc. Nó có "tiếng nói" riêng và có những quy ước nghệ thuật riêng. Không hiểu quy ước này, ta dễ có nhìn nhận không thoả đáng vé điều dường như là nghịch lí biểu lộ trong bài : nói là Câu cá mùa thu nhưng xem ra nhân vật trữ tình chả mấy quan tâm đến chuyện câu hay cá. Nhà thơ nếu không chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu thì cũng để hồn hút vào cái màu xanh thăm thẳm của bầu trời, cho đến khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mới giật mình sực tỉnh. Nhưng vừa trở về với thực tại, nhà thơ thoắt đã tự đưa mình vào trạng thái lửng lơ, không phân định được đâu là hư, đâu là thực (từ đâu trong câu thơ cuối là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là hư từ phủ dịnh). Thực ra, nghịch lí trên không có gì khó hiểu. Đối với các nhà thơ xưa, việc viết về hành động câu cá chỉ vì câu cá vốn chẳng thú vị gì, thậm chí vô nghĩa (ở đây ta đang nói tới những bài thơ mà nhân vật trữ tình trong đó là người đi câu chứ không phải bàn vé những bài vịnh các ngư phủ hay nói rộng ra là vịnh về nghề ngư trong tứ nghệ ngư, tiều, canh, mục). Đi câu có khi thuần tuý chỉ lạ một cái thú trong lúc thư nhàn, có khi đồng nghĩa với việc lánh đục tìm trong, thể hiện thái độ quay lưng với chính sự, lại có khi mang dáng dấp của một hành động ẩn nhẫn đợi thời, chờ cơ hội thi thố lí tưởng người quân tử,... Trong Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu có mấy câu thơ nhắc đến hành động câu cá của những bậc đại tài, đại đức :
Thái Công xưa một cần câu,
Hôm mai sông Vị mặc dầu vui chơi.
Nghiêm Lăng đã mấy đua hơi,
Cày mây câu nguyệt tá tơi áo cầu ...
Hành động câu cá của nhà thơ Nguyễn Khuyến, nếu có thật, cũng cần được cắt nghĩa trên khía cạnh tinh thần như vậy. Rõ ràng, việc nói chuyện câu cá trong bài thơ chỉ là một cái cớ nghệ thuật để ông thể hiện cảm giác thu, khả năng quan sát tinh tế, tình cảm gắn bó thân thiết với cảnh thu quê nghèo và bộc lộ những băn khoăn về thế sự cùng ước muốn sống thanh cao của mình mà thôi.
Nhìn chung, Câu cá mùa thu có một vẻ đẹp xinh xắn rất phù hợp với thẩm mĩ truyền thống của người Việt Nam. Cảnh thanh đạm, đơn sơ, không lộng lẫy nhưng vẫn hết sức gợi cảm. Nỗi buồn khồng bị đẩy tới mức độ u uất mà lan toả nhẹ nhàng ra xung quanh, vừa đủ để tạo ra một khoảng lặng trong tâm hồn, giúp người dọc vừa có thể biết lắng nghe mình để hiểu mình, vừa không quên tỏ thái độ lưu luyến với những gì mà thiên nhiên mùa thu đã hữu ý tạo ra cho những con người, những tấm lòng trung hậu. Một câu hỏi vẩn vơ ám vào tâm trí người đọc : không biết sự hài hoủ mà bài thơ đạt tới biểu thị khả năng của mùa thu đất Việt trong việc hoá giải những dằn vặt không lối thoát, hay biểu thị bản lĩnh của nhà thơ
Nguyễn Khuyến trong việc tiết chế sự biểu hiện mình, không để "cái tôi" phơi ra quá lộ, khi soi mình trước cái trong veo lặng thinh của nước, cái xanh ngắt "không nói" của trời thu ? Có lẽ nó biểu thị cả hai.