Cân bằng nội môi: Bài 20. Cân Bằng nội môi...
Cân bằng nội môi: Bài 20. Cân Bằng nội môi. -Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. -Các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. -Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ ...
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
– Các bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.
– Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhở khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
– Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điểu hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucôzơ,_
– pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận.
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
♦ Điền các bộ phận dưới đây vào các ô hình chữ nhật thích hợp trên biểu đồ cơ chế điều hòa huyết áp (Hình 20.2 SGK Sinh học 11).
a) Thụ thể áp lực ở mạch máu.
b) Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.
c) Tim và mạch máu.
♦ Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ gtucôzơ máu?
Trả lời:
Sau bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên. Kích thích tế bào β tụy tiết ra hoocmôn insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan. Do vậy, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì nồng độ 0,1%.
Xa bữa ăn nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống, kích thích tế bào α tụy tiết ra hoocmôn glucagôn. Hoocmôn này có lác dụng chuyển glicôgen có ở trong gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến khoảng 0.1 %.