24/05/2017, 13:10

Cảm nhận về nhân vật Tô Hiến Thành qua bài Thái phó Tô Hiến Thành

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về nhân vật Tô Hiến Thành qua bài Thái phó Tô Hiến Thành trong phần văn học lớp 10. Lịch sử Đại Việt ta thường gắn liền với những anh hùng hào kiệt, những người anh hùng bước ra từ những cuộc chiến bảo vệ đất nước, chống giặc ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về nhân vật Tô Hiến Thành qua bài Thái phó Tô Hiến Thành trong phần văn học lớp 10. Lịch sử Đại Việt ta thường gắn liền với những anh hùng hào kiệt, những người anh hùng bước ra từ những cuộc chiến bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm hay cuộc chiến giữa các thế lực trong triều đình. Cùng với những anh hùng, những vị chung thần có công với nước nhà như Nguyễn Huệ, ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn nêu trong phần văn học lớp 10.           

Lịch sử Đại Việt ta thường gắn liền với những anh hùng hào kiệt, những người anh hùng bước ra từ những cuộc chiến bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm hay cuộc chiến giữa các thế lực trong triều đình. Cùng với những anh hùng, những vị chung thần có công với nước nhà như Nguyễn Huệ, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn…là thái phó Tô Hiến Thành. Đặc biệt nhân vật lịch sử này được thể hiện rõ trong cuốn Địa việt sử lược.         

Đại việt sử lược đến nay vẫn khong rõ tác giả là ai song qua thời gian gia trị của nó vẫn không hề mất đi mà còn được người đời sau giữ gìn. Sử là ghi chép lại sự kiện lịch sử để cung cấp sự kiện lịch sử của dân tộc và thể hiện quan điểm thái độ của sử gia đối với sự kiện nhân vật lịch sử để người đới sau suy ngẫm. Đại Việt sử lược thuộc viết theo lối biên niên. Biên niên là lối viết theo trình tự thời gian từng sự kiện diễn ra đều theo trình tự đó. Tuy nhiên Đại Việt sử lược còn kết hợp với lối viết kỉ sự nhằm khắc họa lên nhân vật một cách rõ nét mà cụ thể ở đây là nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành.         

Bài thái phó Tô Hiến Thành được trích từ tập Đại Việt sử lược của một sử gia sống ở thế kỉ XIV. Tuy nhiên từ xa xưa thật không may cuốn sử này bị thất truyền không ai biết đến nó, cho đến khi tác phẩm được in lần đầu tiên ở Trung Hoa thời vua Càn Long.          

Năm 1175 Lí Cao Tông húy là Long Cán con thứ sáu của vua Lí Anh Tông, mẹ là Vương Hậu Đỗ Thụy Châu. Lí Cao Tông lên ngôi hồi hai tuổi theo di chúc của vua cha. Có thể nói một ấu chúa như thế lên làm vau thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm nếu không có người giúp đỡ phù thân thì khó vững ngai vàng. Vì thế trước khi băng hàTiên Vương đã giao mọi việc phò Long Cán lên ngôi cho thái phó Tô Hiến Thành. Có thể nói Tô Hiến Thành quyết dịnh sự thành hay bại của Long Cán hay chính là thực hiện hay không thực hiện lời di chúc của Tiên Vương. Trong khi đó Đỗ thái hậu lại muốn lập Long Xưởng con trai trưởng của bà làm vua. Về mặt gia đình Long Cán và Long Xưởng đều là con trai của bà thế nhưng con trai trưởng mắc tội gian dâm với cung tần mỹ nữ nên bị vua phế làm thú dân và bắt giam. Nhưng không hiểu tại sao thái hậu lại muốn Long Xưởng lên ngôi báu và muốn phế Long Cán xuống. Bà đã tìm đủ mọi cách để có thể làm cho con trai trưởng của bà lên ngôi. Và Tô Hiến Thành chính là rào cản cho việc bà định làm vì thế cho nên bà tìm đủ mọi cách để dỗ dành Tô Hiến Thành nghe theo lời mình.    

cam nhan ve thai pho to hien thanh     

Thái hậu rất tinh vi lần thứ nhất bà lợi dụng thời cơ Tô Hiến Thành đi vắng, bà đến nhà ông để mua chuộc vợ ông bằng tiền vàng lụa ngọc. Thế nhưng ông nhận đinh không nhận, ông khéo léo giảng giải cho vợ mình để bà không nhận.đối với ông việc giúp đỡ ấu chúa lên ngôi và thực hiện lời Tiên Vương là một nhiệm vụ cao cả của bậc bề tôi. Từ đó cho thấy ông quả là một vị thần chung thành với vua dốc hết lòng vì đất nước. Lòng chung thành khẳng khái liêm khiết của ông bao nhiêu vàng lụa ngọc ngà của bà thái hậu kia đều không thể mua nổi.          

Tuy nhiên thái hậu không dừng lại ở đó. lần thứ hai thái hậu lại cho vời Hiến Thành đến để “ khuyên bảo”. Hai từ “ khuyên bảo” được tác giả dùng với nghĩa bóng như mỉa mai bà thái hậu kia. Bà khuyên Tô Hiến Thành rằng “ tuổi đã xế bóng” mà cứ giữ mãi lòng”thờ ấu chúa” thì thật không nên ,nếu ông giúp cho ý nguyện của bà thì mai này khi con trai bà “lập vua trưởng thành” thì sẽ trả ơn Hiến Thành. Có thể nói một lần nữa thái hậu lại dùng vinh hoa phú quý để mua chuộc lòng chung thành của Tô Hiên Thành “ giữ được phú quý lâu dài há chăng nên ư?”. Tuy nhiên Hiến Thành từ chối ngay :”Bất nghĩa mà được phú và quý, đó không phải là điều trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi lời tiên vương còn ở bên tai. Đôi với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời”. Khá khen cho câu “ thần không dám vâng lời”, lời nói ấy vừa giữ được sự tôn kính với thái hậu vừa dứt khoát không làm trái với đạo lý lương tâm.         

Nhưng con người mưu mô ghê gớm kia đâu dừng tay tại đó, lụa ngọc không được , nói ngọt không nghe bà ta chỉ còn cách hành động. Đỉnh điểm của sự xung đột kịch tính là đây. Thái hậu bí mật trục xuất ấu chúa để đưa Long Xưởng lên ngôi, bà cho truyền Bảo Quốc Vương đến để thực hiện ý đồ này. Tưởng đâu không ai biết, tưởng rằng mọi sự sẽ chót lọt nhưng Hiến Thành đã biết tin này lập tức mọi gọi các quan đến đọc lại khẩu dụ của Tiên Vương và dặn nếu ai nghe theo thì được thưởng lâu dài, ai mà không nghe sẽ bị giết phơi thây ngoài chợ. Vương đến dông Tô Lịch hay tin thì không dám đên nữa và đương nhiên là kế hoạch của thái hậu thất bại thảm hại. Có thể thấy dù nguy nan khó khăn thế nào ông vẫn giữ được cho mình mọt tấm lòng trung thân ái quốc, chí ông vô tư. Đúng là một nhân cách cao cả.         

Sau đó không lâu Tô Hiến Thành bị ốm nặng nhưng chir có Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên ông tối ngày còn Trần Trung Tá bận bịu tối ngày với công việc nên không ở bên cạnh ông và cũng không đến thăm ông được. Tuy nhiên đây chỉ là hoàn cảnh để làm đà cho bước phát triển đầy kịch tính về sau.         

Thái hậu nói với Tô Hiến Thành rằng:” nếu có mệnh hề nào, ai thay ông”. Cứ tưởng rằng người thay ông là Vũ Tán Đường nhưng thật bất ngờ với câu trả lời của ông “chỉ có Trung Tá mà thôi”. Trước sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của thái hậu Hiến Thành nói rõ:” Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa”. Thái hậu nhắc lại những ân tình mà Tán Đường đã làm cho ôn nhưng ông đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Từ đó ta thấy ong là người phân biệt rạch ròi, ân tình cũng không thể đáng đổi người tài được.           

Sau đó Đỗ thái hậu không nghe theo lời của ông mà lại cử Đỗ An Thuận em trai của mình lên nhậm chức tể tướng. Cơ nghiệp họ Lý suy vong từ đấy sau đó chẳng lâu sau thì chuyển sang giai đoạn nhà Trần.          

Bằng lối viết sử biên niên viết theo trình tự thời gian nhưng vẫn khắc họa được tính cách nhân vật và thông quá những tình huống giàu kịch tính đó ta thấy một vẻ đẹp lớn lao của Tô Hiến Thành. Một nhân vật đã trải qua 800 năm thời gian nhưng vẫn đểlại tiếng thơm cùng nhân phẩm cao quý của mình mãi đến bây giờ và còn mai sau nữa. Các thế hệ sau dù không biết mặt ông nhưng không bao giờ thôi sự ngưỡng mộ trong lòng về vị thái phó với nhân cách lớn lao đó.

0