28/05/2017, 19:41

Cảm nhận về đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn có đóng góp vô cùng to lớn vào kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị, nổi bật lên trong số đó chính là kiệt tác Đoạn trường tân thanh, mà chúng ta hay biết đến ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn có đóng góp vô cùng to lớn vào kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị, nổi bật lên trong số đó chính là kiệt tác Đoạn trường tân thanh, mà chúng ta hay biết đến với cái tên Truyện Kiều. Truyện Kiều nói về cuộc đời và số phận của Vương Thúy Kiều, một người con gái tài sắc nhưng có số phận bất hạnh, nghiệt ngã. Đoạn trích Chị em Thúy ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

Nguyễn Du là một nhà văn, nhà thơ lớn có đóng góp vô cùng to lớn vào kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị, nổi bật lên trong số đó chính là kiệt tác Đoạn trường tân thanh, mà chúng ta hay biết đến với cái tên Truyện Kiều. Truyện Kiều nói về cuộc đời và số phận của Vương Thúy Kiều, một người con gái tài sắc nhưng có số phận bất hạnh, nghiệt ngã. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là đoạn trích giới thiệu về chân dung, tài năng của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Thúy Kiều, Thúy Vân là hai chị em gái trong gia đình của Vương Ông. Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã khái quát được xuất thân, vai vế trong gia đình cũng như có những nét phác họa đầu tiên về hai nàng Kiều, Vân.

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Qua cách giới thiệu của Nguyễn Du, ta có thể thấy được Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái đẹp, những tiểu thư khuê các hiền dịu, nết na, thanh cao, trong sáng qua cách so sánh chị em Thúy Kiều với hình ảnh than cao của cây mai và sáng trong của tuyết trắng “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Tuy đều là những người phụ nữ đẹp nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều, Thúy Vân không hề nhạt nhòa mà mỗi người mang một vẻ đẹp điển hình, mười phân vẹn mười.

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Lựa chọn miêu tả Thúy Vân trước không phải lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là một đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du, đặc sắc như thế nào chúng ta sẽ nói tiếp ở phần sau. Ở đây, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên là một người con gái dịu dàng, trang trọng mang cốt cách của một tiểu thư đài các xưa, nhưng có phần thanh cao, khí chất hơn “Vân xem trang trọng khác vời”. Khuôn mặt trắng tròn như mặt trắng, đôi lồng mày đậm dài gợi ra đôi mắt tròn, trong sáng ánh lên những vẻ đẹp dịu hiền, phúc hậu. Không chỉ đôi mắt mà nụ cười của nàng cũng rạng rỡ, tươi sáng như ngọc “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”. Đứng trước vẻ đpẹ của Thúy Vân, may, tuyết cũng phải thua, phải nhường “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Ở trên, nếu vẻ đẹp của Thúy Vân khiến chúng ta ngỡ rằng đã chạm đến chuẩn mực của cái đẹp, rằng khó ai có thể vượt qua được vẻ đẹp ấy. Nhưng chỉ một câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà”, Nguyễn Du đã chuyển hướng cảm nhận của người đọc, rằng Vân đẹp vậy nhưng đứng trước Thúy Kiều nàng lại trở nên nhạt nhòa hơn. Đây là đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du, ông đã dùng vẻ đẹp của Thúy Kiều để làm điểm nhấn cho vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Nổi bật ở Thúy Kiều là vẻ sắc sảo, mặn mà cùng tài năng cầm- kì-thi- họa xuất chúng, hơn người. Tác giả không miêu tả nhiều mà chỉ đặc tả vào đôi mắt của Thúy Kiều “Làn thu thủy nét xuân sơn”, đó là một đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Thúy Vân được mây, tuyết công nhận thì ở Thúy Kiều lại bị hoa ghen vì kém thắm, liễu hờn vì kém xanh, đây là vẻ đẹp đối nghịch với tự nhiên, tạo hóa. Điều này đã góp phần dự đoán về một tương lai nhiều biến động của nàng Kiều.

Bút pháp miêu tả bậc thầy đã góp phần tái hiện sống động, mở ra trước mắt người đọc chân dung hai nàng Thúy Vân, Thúy Kiều, cùng với đó là những liên tưởng chân thực như tận mắt chứng kiến. Đây là một trong những thành công của Nguyễn Du trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ EM THÚY KIỀU

CHI EM THUY KIEU

VƯƠNG THÚY KIỀU

THÚY VÂN

0