04/06/2017, 22:59
Văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã tạc vào tịch sử và tâm hồn dân tộc hình tượng nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại.
Hãy phân tích một số tác phẩm thơ văn (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Lưu biệt khi xuất dương, Đập đá ở Côn Lôn ) để làm sáng tỏ nhận xét đó Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... là những chí sĩ tên tuổi sáng ngời sử sách. Cả cuộc đời của các Cụ đã hiến dâng cho sự nghiệp giải ...
Hãy phân tích một số tác phẩm thơ văn (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Lưu biệt khi xuất dương, Đập đá ở Côn Lôn ) để làm sáng tỏ nhận xét đó
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... là những chí sĩ tên tuổi sáng ngời sử sách. Cả cuộc đời của các Cụ đã hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Các Cụ đã lấy thơ văn làm vũ khí tuyên truyền cho cuộc chiến đấu vì độc lập tự do.
Thơ văn của các Cụ, nhất là những tác phẩm viết trong nhà tù đế quốc đã tạc vào tâm hồn dân tộc những ấn tượng không thể phai mờ hình tượng nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại.
Là nhà nho chân chính, đức trọng tài cao, các Cụ không ra làm quan mà chỉ đọc "tâm thư" tìm đường cứu nước. Nước mất nhà tan, nhân dân sống lầm than trong vòng nô lệ, Phan Bội Châu đã có một cái nhìn sáng suốt về sống và chết, về học và hành động Nước bị ngoại bang thống trị, sống kiếp ngựa trâu là sống nhục. Việc cứu nước phải đặt lên hàng đầu. Không thể đêm ngày đọc sách Thánh hiền, khi Thánh hiền đã vắng bóng, đã lỗi thời; càng đọc càng thêm ngu, chỉ vô ích, vô nghĩa:
"Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài "
Kẻ sĩ chân chính phải sống vì nước vì dân, có chí khí, đem tài trí làm nên sự nghiệp "lạ ở trên đời", để lại tiếng thơm nghìn đời mai sau:
"Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?"
Không thể làm quan - làm tôi tớ cho giặc. Không thể sống nhục nhã trong cảnh "cá chậu chim lồng ”.Phải tìm đường cứu nước, đi tới mọi chân trời năm châu bốn bể:
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"
Khát vọng lên đường ấy thật là đẹp. Chí khí ấy thật là phi thường. Có biết rằng, sau khi từ giã bạn bè, đồng chí, Phan Bội Châu đã bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông du sôi sục (1905) thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong lòng nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ.
Làm cách mạng là dấn thân vào vòng nguy hiểm. Nhà tù, máy chém, pháp truờng của chính quyền thực dân giăng ra khắp mọi nơi “ tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta ”(Hồ Chí Minh). Các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... đã trải qua những năm tháng tù đày cay đắng, gian khổ.
Năm 1908, vụ chống sưu thuế ở Trung kì nổ ra, chính quyền thực dân đã cầm tù, đã lưu đày nhiều chí sĩ cách mạng. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... bị đày ra Côn Sơn. Trước tai họa nguy hiểm, nhà chiến sĩ vẫn kiên cường và lạc quan, vẫn bền gan bền chí và son sắt một lòng với dân với nước:
"Dẫu đến lúc núi sập, biển lồi, trời nghiêng đất ngả.
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn
Tràng kia khuyết đó lại tròn"
Trong chốn tù ngục, trong cảnh khổ sai đày đọa, nhà chí sĩ yêu nước vẫn nêu cao tinh thần bất khuất, không lùi bước, không nản chí nản lòng. Mưu đồ đại sự "vá trời" dù có “lỡ bước”, bị tù đày, nhà chí sĩ coi đó chỉ là “việc con con” chẳng đáng kể! "Dạ sắt son" vẫn bền vững không thể nào lay chuyển được.
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con"
Khí tiết của chí sĩ trong “mưa nắng” càng lung linh toả sáng. Năm 1923, Phan Bội Châu bị chính quyền tỉnh Quảng Đông bắt giam, chúng âm mưu hãm hại nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Trong chốn lao tù nguy hiểm, Phan Bội Châu vẫn tự hào khẳng định một tâm thế hiên ngang:
"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù"
Mục tiêu chiến đấu vì độc lập, tự do vẫn kiên định. Uy vũ của quân thù chẳng đáng sợ. Con đường cách mạng vẫn tỏa sáng niềm tin:
"Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!"
Thật vậy, thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã tạc vào thời gian, vào hồn người, vào lịch sử hình tượng người chí sĩ yêu nước vĩ đại. Các Cụ là những anh hùng thất thế mà lẫm liệt hiên ngang.
Yêu nước, thương dân, lạc quan tin tưởng, bất khuất hiên ngang, son sắt thủy chung... là phẩm chất cao đẹp của nhà chí sĩ.
Thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... là những bài ca yêu nước. Con người và thơ văn của các Cụ là nhũng nhân chứng lịch sử cho ta nhiều ngưỡng mộ.
Thơ văn của các Cụ, nhất là những tác phẩm viết trong nhà tù đế quốc đã tạc vào tâm hồn dân tộc những ấn tượng không thể phai mờ hình tượng nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại.
Là nhà nho chân chính, đức trọng tài cao, các Cụ không ra làm quan mà chỉ đọc "tâm thư" tìm đường cứu nước. Nước mất nhà tan, nhân dân sống lầm than trong vòng nô lệ, Phan Bội Châu đã có một cái nhìn sáng suốt về sống và chết, về học và hành động Nước bị ngoại bang thống trị, sống kiếp ngựa trâu là sống nhục. Việc cứu nước phải đặt lên hàng đầu. Không thể đêm ngày đọc sách Thánh hiền, khi Thánh hiền đã vắng bóng, đã lỗi thời; càng đọc càng thêm ngu, chỉ vô ích, vô nghĩa:
"Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài "
Kẻ sĩ chân chính phải sống vì nước vì dân, có chí khí, đem tài trí làm nên sự nghiệp "lạ ở trên đời", để lại tiếng thơm nghìn đời mai sau:
"Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?"
Không thể làm quan - làm tôi tớ cho giặc. Không thể sống nhục nhã trong cảnh "cá chậu chim lồng ”.Phải tìm đường cứu nước, đi tới mọi chân trời năm châu bốn bể:
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"
Khát vọng lên đường ấy thật là đẹp. Chí khí ấy thật là phi thường. Có biết rằng, sau khi từ giã bạn bè, đồng chí, Phan Bội Châu đã bí mật sang Nhật, dấy lên phong trào Đông du sôi sục (1905) thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong lòng nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ.
Làm cách mạng là dấn thân vào vòng nguy hiểm. Nhà tù, máy chém, pháp truờng của chính quyền thực dân giăng ra khắp mọi nơi “ tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta ”(Hồ Chí Minh). Các chiến sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... đã trải qua những năm tháng tù đày cay đắng, gian khổ.
Năm 1908, vụ chống sưu thuế ở Trung kì nổ ra, chính quyền thực dân đã cầm tù, đã lưu đày nhiều chí sĩ cách mạng. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... bị đày ra Côn Sơn. Trước tai họa nguy hiểm, nhà chiến sĩ vẫn kiên cường và lạc quan, vẫn bền gan bền chí và son sắt một lòng với dân với nước:
"Dẫu đến lúc núi sập, biển lồi, trời nghiêng đất ngả.
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn
Tràng kia khuyết đó lại tròn"
Trong chốn tù ngục, trong cảnh khổ sai đày đọa, nhà chí sĩ yêu nước vẫn nêu cao tinh thần bất khuất, không lùi bước, không nản chí nản lòng. Mưu đồ đại sự "vá trời" dù có “lỡ bước”, bị tù đày, nhà chí sĩ coi đó chỉ là “việc con con” chẳng đáng kể! "Dạ sắt son" vẫn bền vững không thể nào lay chuyển được.
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con"
Khí tiết của chí sĩ trong “mưa nắng” càng lung linh toả sáng. Năm 1923, Phan Bội Châu bị chính quyền tỉnh Quảng Đông bắt giam, chúng âm mưu hãm hại nhà chí sĩ cách mạng vĩ đại của nhân dân ta. Trong chốn lao tù nguy hiểm, Phan Bội Châu vẫn tự hào khẳng định một tâm thế hiên ngang:
"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù"
Mục tiêu chiến đấu vì độc lập, tự do vẫn kiên định. Uy vũ của quân thù chẳng đáng sợ. Con đường cách mạng vẫn tỏa sáng niềm tin:
"Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!"
Thật vậy, thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã tạc vào thời gian, vào hồn người, vào lịch sử hình tượng người chí sĩ yêu nước vĩ đại. Các Cụ là những anh hùng thất thế mà lẫm liệt hiên ngang.
Yêu nước, thương dân, lạc quan tin tưởng, bất khuất hiên ngang, son sắt thủy chung... là phẩm chất cao đẹp của nhà chí sĩ.
Thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... là những bài ca yêu nước. Con người và thơ văn của các Cụ là nhũng nhân chứng lịch sử cho ta nhiều ngưỡng mộ.