24/02/2018, 12:14

Cảm nhận về câu ca dao Ước gì sông rộng một gang. Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Trước một thái độ, một tấm chân tình như thế, chàng trai được yêu, được mời hẳn sẽ không kiên nhẫn ngồi đợi cái ngày điều ước sông rộng một gang thành hiện thực. Anh sẽ quyết đến với cô gái, bất kể việc cầu chưa bắc, thuyền chưa tới và bất chấp sóng to, gió cả!. Ước ...

Trước một thái độ, một tấm chân tình như thế, chàng trai được yêu, được mời hẳn sẽ không kiên nhẫn ngồi đợi cái ngày điều ước sông rộng một gang thành hiện thực. Anh sẽ quyết đến với cô gái, bất kể việc cầu chưa bắc, thuyền chưa tới và bất chấp sóng to, gió cả!.

Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cấu dải yêrn để chàng sang chơi.

Sống ở đời ai mà chẳng có những ước ao này nọ, đặc biệt khi yêu, người ta ước càng nhiều và có những điều ước xem chừng rất phi lí. Thì cũng bình thường và dễ cảm thông thôi. Mơ mộng một tí trong tình yêu chỉ làm cho tình yêu có thêm hương vị ngọt ngào. Đừng tước mất của tình yêu chút mơ mộng ấy. Người bình dân Việt Nam xưa rất hiểu điều này. Họ đã sáng tạo và lưu giữ cho ta rất nhiều bài ca dao thể hiện những điều ước đẹp đẽ, làm cho vốn tinh thần của ta thêm giàu có và sự liên tưởng, tưởng tượng của ta không bao giờ bị thui chột, cho dù cuộc sống có khó khăn, vất vả thế nào.

Chỉ với hai dòng lục bát, bài ca dao đã thể hiện được khá nhiều nét tâm lí đặc trưng của kẻ đang yêu, đặc biệt là những cô gái. Cũng phải thôi khi bài ca dao chính là lời của họ. Ta nhận ra ở đây vừa sự khao khát táo bạo vừa sự mềm mại dịu dàng, bên cạnh chút bỡn cợt, hài hước là sự chu đáo, tận tình không thể chê vào đâu được.

"Ước gì sông rộng một gang" – đòi hỏi phi lí quá! Nhưng có thật là nó phi lí? Nếu thực tế có sông rộng một gang thì cần gì phải ước! Người ta chỉ ước về một điều không thể, khó hoặc chưa thể xảy ra. Vậy ước như cô gái đã ước là có lí chứ! Giả định có một ai đó hoạnh họe, bắt bẻ, hẳn nhân vật trữ tình có thể biện bạch như trên. Nhưng thôi, hãy ngừng việc vặn vẹo để xem cô gái ước như thế vì lẽ gì. Đơn giản thôi, nếu sông rộng một gang thì cô mới có cơ hội mời được người yêu của mình sang chơi, qua chiếc cầu cô vừa bắc bằng dải yếm. Rõ là oái oăm, sao lại cầu bằng dải yếm? Thì "vật liệu" bắc cầu sẵn có đó thôi, cần gì phải tìm kiếm đâu xa. Vả lại, mời chàng sang chơi cơ mà. Tôi phải làm sao thể hiện được thịnh tình của mình chứ. Cái dải yếm vốn gắn bó như một với con người tôi, hẳn không còn có vật liệu bắc cầu nào trân quý và vừa vặn hơn nó nữa…

Ta vừa thử làm một cuộc "phản biện" nhỏ đối với diều ước của nhân vật trữ tình. Qua "phản biện", hẳn mọi người đều nhận ra tính chặt chẽ về cấu trúc của bài ca dao. Nhưng cái hay về mặt cấu trúc chưa phải là tất cả tác phẩm. Người đọc ngày nay thích bài ca dao rất có thể còn vì thái độ của nhân vật trữ tình. Tình yêu của cô rộng mở và cô dám bộc lộ nó một cách thẳng thắn, bạo dạn. Cô lại còn quá chu đáo nữa: sông đã rộng một gang thì còn cần chi đến cầu, kể cả cầu bé, vậy mà cô vẫn quyết đem dải yếm ra bắc, có lẽ đểngười yêu cảm thấy vững dạ hơn, cảm thấy… chắc ăn hơn!

Trước một thái độ, một tấm chân tình như thế, chàng trai được yêu, được mời hẳn sẽ không kiên nhẫn ngồi đợi cái ngày điều ước sông rộng một gang thành hiện thực. Anh sẽ quyết đến với cô gái, bất kể việc cầu chưa bắc, thuyền chưa tới và bất chấp sóng to, gió cả!.

0