Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng. Bài làm Mỗi dòng sông, ngon cỏ, nhành hoa, ánh trăng…gần gũi, mộc mạc đi vào thơ Hồ Chí Minh lại trở nên có hồn và ấm áp yêu thương. Đọc thơ Bác chúng ta yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị nhất. Bài thơ “Rằm tháng ...
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng Giêng. Bài làm Mỗi dòng sông, ngon cỏ, nhành hoa, ánh trăng…gần gũi, mộc mạc đi vào thơ Hồ Chí Minh lại trở nên có hồn và ấm áp yêu thương. Đọc thơ Bác chúng ta yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị nhất. Bài thơ “Rằm tháng giêng” ra đời trong một đêm trăng tháng Giêng, giữa khung cảnh trời mây hữu tình, nên thơ và trong không khí bàn việc quân căng thẳng. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được chữ “tình” thật đầy, thật dạt dào qua từng câu thơ Người viết. “Rằm tháng giêng” có tiếng Hán là “Nguyên tiêu” được Xuân Thủy dịch thành thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển. Có lẽ dịch giả Xuân Thủy đã khiến cho người đọc như đang ở trong khung cảnh lãng mạn giữa sông nước mênh mông tràn đầy ánh trăng đó. Không phải là ánh trăng của những ngày thường mà là ánh trăng ngày rằm tháng giêng, ánh trăng giữa không gian cuộc chiến tranh đang ác liệt. Chỉ với 4 câu thơ lục bát, bằng nét bút tài tình Hồ CHí Minh đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân thật đẹp, thật trữ tình: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Rằm xuân lồng lộng trăng soi) Đêm trăng rằm tháng giêng là đêm trăng thiêng liêng, đêm trăng đẹp nhất trong năm vì nó mang hơi thở và sức sống của mùa xuân tươi mới, ấm áp. Đọc câu thơ Bác, chúng ta như đang chìm đắm trong sắc xuân, khí xuân, vị xuân nồng nàn và tràn đầy sức sống nhất. Ánh trăng xuân ‘lồng lộng” mang vẻ đẹp hữu tình, lung linh, rực rỡ. Với cách đảo từ láy “lồng lộng” trên trước đã nhấn mạnh vẻ đẹp rạng ngờ của đêm trăng rằm tháng giêng. Phải thật khéo, thật tinh tế Hồ CHí Minh mới có thể nhận ra vẻ đẹp mê hồn đó. Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Một câu thơ làm toát lên được thần thái của mùa xuân, người đọc có cảm giác như mùa xuân và ánh trăng ngày xuân bao trùm lên nơi đây. Mùa xuân có sự nối tiếp từ đất đến nước và đến trời thật hữu tình. Đây là cách diễn tả từ gần đến xa rất có dụng ý của Hồ Chí Minh. Ánh trăng đêm rằm tháng giêng như dát xuống mặt sông một màu sắc lung linh, mơ hồ. Mùa xuân toát lên qua câu thơ của Hồ Chí Minh tràn đầy sức sống mãnh liệt nhưng cũng không kém phần thi vị, nên thơ. Ở câu thơ này, đường nét của mùa xuân hiện nên thật rõ ràng, không còn mơ hồ nữa. Thật vậy, thiên nhiên trong thơ Người luôn có thần thái, có linh hồn như vậy. Những cảnh vật gần gũi trong thơ Bác cũng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Cách điệp từ ‘xuân” trong câu thơ tiếng Hán của người dường như đã nhấn mạnh thêm vẻ đẹp thi vị của mùa xuân. Tuy dịch giả không dịch được sát ý tứ thơ của Người nhưng đã phần nào thổi vào đó linh hồn của mùa xuân. Hai câu thơ đầu tiên không hề xuất hiện hình ảnh con người, nhưng chuyển tiếp đến câu thơ thứ ba, người đọc nhận ra có sự hiển hiện của những con người, hay nói đúng hơn là hình ảnh của Bác: Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bat ngát trăng ngân đầy thuyền Câu thơ đã tái hiện lại khung cảnh “bàn việc quân” ngay giữa dòng sông tràn ngập ánh trăng. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Dường như có vẻ trái ngược nhau nhưng thực ra chính sự đối lập này đã làm nổi bật lên hình ảnh của những con người đang ngày đêm cống hiến cho đất nước. Ánh trăng ngày xuân dường như đá “tràn” vào khoang thuyền, nơi Bác đang “bàn việc”. Dịch giả đã dùng từ “trăng ngân đầy thuyền” đã diễn tả được thần thái và nên thơ của khung cảnh nơi đây. Ánh trăng trong thơ Bác như được đẩy đến đỉnh điểm, một mức mà có lẽ cái đẹp đã thoát tục. Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người đang hoạt động cách mạng với trọng trách nặng nề. Đọc hai câu thơ cuối, người đọc lắng mình để cảm nhận về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại. Dù việc quân bận rộn nhưng lòng bác luôn tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu sông núi Việt Nam. Những vần thơ chữ Hán của người khiến chúng ta liên tưởng đến thơ Đường của Trung Quốc, ý tại ngôn ngoại. Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) thực sự là áng thơ hay tuyệt bút về mùa về, về trăng xuân, về tình yêu nước và yêu thiên nhiên nồng nàn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tứ thơ uyển chuyển đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh xuân nên thơ nhất. Nguồn: Thư viện văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Rằm tháng GiêngDánh giá bài viết
Đề bài: .
Bài làm
Mỗi dòng sông, ngon cỏ, nhành hoa, ánh trăng…gần gũi, mộc mạc đi vào thơ Hồ Chí Minh lại trở nên có hồn và ấm áp yêu thương. Đọc thơ Bác chúng ta yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu những gì bình dị nhất. Bài thơ “Rằm tháng giêng” ra đời trong một đêm trăng tháng Giêng, giữa khung cảnh trời mây hữu tình, nên thơ và trong không khí bàn việc quân căng thẳng. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được chữ “tình” thật đầy, thật dạt dào qua từng câu thơ Người viết.
“Rằm tháng giêng” có tiếng Hán là “Nguyên tiêu” được Xuân Thủy dịch thành thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển. Có lẽ dịch giả Xuân Thủy đã khiến cho người đọc như đang ở trong khung cảnh lãng mạn giữa sông nước mênh mông tràn đầy ánh trăng đó. Không phải là ánh trăng của những ngày thường mà là ánh trăng ngày rằm tháng giêng, ánh trăng giữa không gian cuộc chiến tranh đang ác liệt.
Chỉ với 4 câu thơ lục bát, bằng nét bút tài tình Hồ CHí Minh đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh mùa xuân thật đẹp, thật trữ tình:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Đêm trăng rằm tháng giêng là đêm trăng thiêng liêng, đêm trăng đẹp nhất trong năm vì nó mang hơi thở và sức sống của mùa xuân tươi mới, ấm áp. Đọc câu thơ Bác, chúng ta như đang chìm đắm trong sắc xuân, khí xuân, vị xuân nồng nàn và tràn đầy sức sống nhất. Ánh trăng xuân ‘lồng lộng” mang vẻ đẹp hữu tình, lung linh, rực rỡ. Với cách đảo từ láy “lồng lộng” trên trước đã nhấn mạnh vẻ đẹp rạng ngờ của đêm trăng rằm tháng giêng. Phải thật khéo, thật tinh tế Hồ CHí Minh mới có thể nhận ra vẻ đẹp mê hồn đó.
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Một câu thơ làm toát lên được thần thái của mùa xuân, người đọc có cảm giác như mùa xuân và ánh trăng ngày xuân bao trùm lên nơi đây. Mùa xuân có sự nối tiếp từ đất đến nước và đến trời thật hữu tình. Đây là cách diễn tả từ gần đến xa rất có dụng ý của Hồ Chí Minh. Ánh trăng đêm rằm tháng giêng như dát xuống mặt sông một màu sắc lung linh, mơ hồ. Mùa xuân toát lên qua câu thơ của Hồ Chí Minh tràn đầy sức sống mãnh liệt nhưng cũng không kém phần thi vị, nên thơ. Ở câu thơ này, đường nét của mùa xuân hiện nên thật rõ ràng, không còn mơ hồ nữa. Thật vậy, thiên nhiên trong thơ Người luôn có thần thái, có linh hồn như vậy. Những cảnh vật gần gũi trong thơ Bác cũng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Cách điệp từ ‘xuân” trong câu thơ tiếng Hán của người dường như đã nhấn mạnh thêm vẻ đẹp thi vị của mùa xuân. Tuy dịch giả không dịch được sát ý tứ thơ của Người nhưng đã phần nào thổi vào đó linh hồn của mùa xuân.
Hai câu thơ đầu tiên không hề xuất hiện hình ảnh con người, nhưng chuyển tiếp đến câu thơ thứ ba, người đọc nhận ra có sự hiển hiện của những con người, hay nói đúng hơn là hình ảnh của Bác:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bat ngát trăng ngân đầy thuyền
Câu thơ đã tái hiện lại khung cảnh “bàn việc quân” ngay giữa dòng sông tràn ngập ánh trăng. Một khung cảnh hữu tình và một công việc liên quan đến vận mệnh của đất nước. Dường như có vẻ trái ngược nhau nhưng thực ra chính sự đối lập này đã làm nổi bật lên hình ảnh của những con người đang ngày đêm cống hiến cho đất nước. Ánh trăng ngày xuân dường như đá “tràn” vào khoang thuyền, nơi Bác đang “bàn việc”. Dịch giả đã dùng từ “trăng ngân đầy thuyền” đã diễn tả được thần thái và nên thơ của khung cảnh nơi đây. Ánh trăng trong thơ Bác như được đẩy đến đỉnh điểm, một mức mà có lẽ cái đẹp đã thoát tục.
Con thuyền xuôi mái giữa dòng sông trăng, tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang đàm quân sự. Ánh trăng đêm này là ánh trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm được nhân dân đón đợi với bao tình cảm nồng hậu. Trăng đêm nay không phải là ánh trăng bình thường trước sân nhà, đầu ngõ. Bác thưởng trăng trên khói sóng, người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các bậc tao nhân mặc khách ngày xưa mà còn là người đang hoạt động cách mạng với trọng trách nặng nề.
Đọc hai câu thơ cuối, người đọc lắng mình để cảm nhận về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại. Dù việc quân bận rộn nhưng lòng bác luôn tràn đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu sông núi Việt Nam. Những vần thơ chữ Hán của người khiến chúng ta liên tưởng đến thơ Đường của Trung Quốc, ý tại ngôn ngoại.
Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) thực sự là áng thơ hay tuyệt bút về mùa về, về trăng xuân, về tình yêu nước và yêu thiên nhiên nồng nàn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tứ thơ uyển chuyển đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh xuân nên thơ nhất.
Nguồn: Thư viện văn mẫu