16/01/2018, 13:09

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Văn mẫu lớp 8

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Văn mẫu lớp 8 Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Bài số 1 Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm ...

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Văn mẫu lớp 8

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Bài số 1

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài "Ông đồ" viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “ từ cạn" mà "tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ong xuất hiện vào độ "hoa đào nở"… "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay"

Hoa đào nở tươi đẹp.

Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

"Bên phố đông người qua

 Baonhiêu người thuê viết

Tâm tắc ngợi khen tài".

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho – Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co…" (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu…"

Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.

Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:

"Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay".

Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.

Khép lại bài ihơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu…

"Năm nay dào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Bài số 2

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.

Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.

Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.

Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.

Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.

Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:

Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.

Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.

Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.

Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.

Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.

Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:

Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.

Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:

Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.

Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.

Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:

Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.

Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.

Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.

Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .

Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.

Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.

Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Bài số 3

Trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1932-1945 có rất nhiều gương mặt tên tuổi như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,…. Nhưng mỗi khi nhắc đến thi sĩ Vũ Đình Liên, người yêu thơ và say thơ lại nhớ ngay bài Ông Đồ. Chính vì thế, đọc bài thơ này, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét:

"Ông đồ có thể coi là một áng thơ toàn bích, là một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới".

Đây là một ý kiến hay.

Như chúng ta đã biết, ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong xã hội Việt Nam thời trước. Những nhà Nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học gọi là ông đồ, thầy đồ. Ông đồ thường có tài viết chữ Nho với những nét đẹp tuyệt vời. Cứ mỗi dịp xuân về trên đất nước, những ông đồ chọn hè phố làm địa điểm để viết những chữ, câu đối phục vụ thị hiếu của mọi người. Nhưng sau khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho yếu thế, ông đồ trở thành người lỡ vận, chỉ còn là "cái di tích tiều tụy. đáng thương của một thời tàn".

Bài thơ Ông đồ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc, thái độ yêu

thương, rất mực trân trọng của thi sĩ Vũ Đình Liên đối với một lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời. Mặt khác, bài thơ chứa đựng chất hoài cổ đậm đà, da diết.

Khố’ thơ đầu hiện lên hình ảnh một ông đồ già quen thuộc:

"Mỗi năm hoà đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua".

Khổ thơ này như một bức tranh thơ kép. Bức tranh thứ nhất là hình ảnh một người nghệ sĩ say mê cái đẹp đang ngồi giữa những bông hoa đào rơi rơi, bên cạnh là nghiên mực tàu bốc mùi thơm cùng phong giấy đỏ. Xung quanh vị trí ông đồ ngồi là khung cảnh đường phố ồn ào, náo nhiệt, vui vẻ,…. Bức tranh'thứ hai ẩn chứa sau bức tranh thứ nhất là bức tranh của dáng hình quê hương tươi đẹp, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vì ông đồ đại diện cho truyền thống "chơi chữ” cao khiết, qu3 báu của dân tộc ta.

Khổ thứ hai là hình ảnh ông đồ lúc được mùa:

"Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay".

Rõ ràng tài năng hiếm có của ông đồ đã chinh phục được nhiều người dam mê "chơi chữ". Ông đồ đón nhận biết bao lời ngợi khen, ca tụng. Đồng thời đó cũng là niềm vinh dự, tự hào tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao. ông đồ đã thả hồn theo nét chữ như rồng bay phượng múa, tươi tắn. Ồng đồ say sưa mang nét đẹp của nghệ thuật phụng sự cho cuộc đời. Ông đồ là hiện thân của cái đẹp.

Nếu như hai khổ thơ đầu hiện lên thời dắc ý, hoàng kim của ông đồ thì hai khổ thơ ba và bốn, ông đồ xuất hiện trong khung cảnh lỡ vận, tàn tạ:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"…

Câu thơ "Người thuê viết nay đâu?" là một câu hỏi tu từ biểu thị cảm giác trống vắng, buồn bã, nuối tiếc đồng thời cũng là một tiếng khóc nức nở, khóc cho cảnh đời mau thay đổi, héo hắt.

Nỗi buồn giấy mực thật não nề:

"Giấy đỏ buồn khắng thắm; Mực đọng trong nghiên sấu"…

Phép tu từ nhân hóa đã làm cho những vật vô tri, vô giác như giấy, mực cũng mang nặng tâm trạng con người. "Giấy" buồn khổ quá nên không thắm lên được. "Mực" sầu não lắng đọng trong nghiên. Giấy, mực không được chiếc bút lông và bàn tay điệu nghệ của ông đồ kết hợp trở thành bơ vơ, lạc lõng. Nỗi buồn cứ thế được tăng cấp:

"Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay".

Địa điểm ông đồ xuất hiện trên hè phố, thời gian vào độ xuân về. Bên cạnh ông đồ vẫn là giấy, mực, khách qua đường. Nhưng bây giờ có sự đổi thay: những người đi đường đã quên ông. Ông ngồi đấy mà ai nào hay biết. Một chiếc lá rơi không đủ làm nên tiếng ồn, ít gợi sự chú ý cho mọi người. Đặc biệt, trong bài thơ này "lá vàng rơi" là' một chi tiết đắt giá, có sức gợi hình, gợi cảm lớn lao "làm xao xác cõi lòng" những người yêu thơ. Những năm về trước, thời đắt khách, "lá vàng rơi" sẽ không còn nằm trên giấy vì ông đồ phải nhặt đi để viết nhanh chơ những người hâm mộ. Còn tại thời điểm này, "lá vàng rơi trên giấy”, ông đồ chẳng buồn nhặt đi là biểu thị của sự ế ẩm, vắng khách.

Chắc có lẽ ai trong chúng ta đọc bài Ông đồ cũng không thế nào quên được hình ảnh mưa bụi bay. Vì sao lại như thế? Câu thơ "ngoài giời mưa bụi bay" chỉ là câu thơ tả cảnh mưa bụi mùa xuân thường gặp ỏ' vùng Bắc Bộ, hiểu như thế e rằng chưa cảm hết cái hay của thơ Vũ Đinh Liên. Câu thơ tả cảnh ít nhưng diễn tả tâm trạng rất nhiều. Cách đây 1200 năm, trong bài Thanh minh một thi sĩ nổi tiếng đời Đường đã viết:

"Thanh Minh thời tiết vũ phân phân Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn".

Bản dịch:

"Thanh Minh lất phất mưa phùn Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa".

Như vậy, những hạt mưa phùn lất phất, mưa bụi giăng giăng ngoài trời tuy dịu êm, man mác cũng đủ làm day dứt những mảnh hồn người. Nỗi buồn thấm dần vào tận đáy sâu hun hút của tâm hồn.

Bài thơ kết thúc trong nhạc điệu buồn:

"Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm củ Hồn ở đâu bây giờ?".

Nếu mỏ' đầu bài thơ, Vũ Đình Liên viết:

"Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già"

thì kết thúc tác giả viết:

"Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa".

Lôi kết thúc như thế được gọi là đầu cuối tương ứng. Kết cấu này hay gặp trong thơ Đường, thơ Tống. Phải chăng đây là cái "cảnh củ người đâu". Ngày xưa, với kết cấu này nhà thơ Thôi Hộ đời Đường đã để lại cho đời một kiệt tác Đề đô thành nam trang-.

"Tích niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong".

Khương Hữu Dụng dịch bài thơ này như sau:

"Ngày này trong cửa năm nào Má đào cùng với hoa đào thắm đôi Má đào đì mất đâu rồi Hoa đào năm trước còn cười gió đông".

Cũng như bài thơ này, bài tho' Ông đồ vẫn làm day dứt lòng người. Cảnh cũ năm nào vẫn còn đó nhưng người xưa đã vắng bóng, nhớ thương này biết thuở nào nguôi? Nỗi buồn này năm tháng có phôi pha? Phải chăng ông đồ nay đã thành người thiên cổ nên mùa hoa đào này mãi vắng bóng ông trên đường phố cũ? Phải chăng xã hội thực dân phong kiến đương thời với những nhố nhăng, những cái mà người ta gọi là Tây Âu hóa đã làm tiêu hao biết bao giá trị văn hóa lẫn tinh thần nên ông đồ dù còn sống không thể nào ngồi viết câu đối như ngày nào được nữa. Ông đồ là người ý thức được nhân phẩm, danh dự của mình hơn ai hết. ông sẵn sàng làm "người muôn năm cũ" – người của một thời đã xa, nay chỉ còn trong hoài niệm mà thôi!

Câu cuối của bài thơ:

"Hồn ở đâu bây giờ?"

là một câu hỏi tu từ biểu thị sự ngơ ngác, nuối tiếc, bâng khuâng của thi sĩ Vũ Đình Liên trước cảnh đời dâu bể, đồng thời cũng thế hiện sâu sắc nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. Hoài cổ có nghĩa là nhớ tiếc về những dĩ vãng xa xưa nay chỉ còn trong kí ức, trong kỷ niệm.

Bài thơ Ồng đồ thể hiện chất hoài cổ ở chỗ: thi sĩ Vũ Đình Liên nhớ tiếc thời hoàng kim trước kia, nay đã suy tàn. Vũ Đình Liên nhó' đến ông đồ Nho ngồi viết câu đối, nhớ những nét chữ đẹp, tài hoa; nhó' những người dam mê "chơi chữ". Mặt khác, nhà tho' còn thể hiện chất hoài cổ trên tứ thơ xưa tạo nên một giọng điệu thơ hàm súc.

Tóm lại, Ông đồ là "một áng thơ toàn bích" ở từng câu, từng chữ, từng ý thơ. Bài thơ có 20 dòng, mỗi dòng có năm chữ, mỗi khổ bốn câu nhưng câu nào cũng hay, thậm chí có câu đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Lời thơ nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng ý thơ ngoài lời, để lại trong tâm tư người nỗi nghẹn ngào, xúc động lẫn tiếc thương, day dứt. Có thể nói, bài thơ Ông đồ là kết tinh phong cách nghệ thuật của hồn thơ Vũ Đình Liên, là "một trong những bài thơ hay nhất trong phong trào Thơ mới."

Cảm nhận về bài thơ Ông đồ – Bài số 4

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”

   Đọc bài thơ hoài cảm của nhà thơ Vũ Đình Liên về một thời đại đã qua, một nét đẹp văn hóa xa xưa mỗi khi tết đến xuân về, lòng lại chợt bâng khuâng nhớ lại tuổi ấu thơ, mình vẫn còn được may mắn nhìn thấy ông Đồ già “Bầy mực tầu giấy đỏ” trong những phiên chợ tết vùng quê, nhưng ở thời đại của Vũ Đình Liên hình ảnh ông Đồ già đã là hình ảnh cuối cùng của nền Nho học từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Thời kỳ mà Nho học và Đạo Khổng với các tư tưởng của Khổng Tử được phát triển thành một hệ thống triết học làm nền tảng chính trị cho sự cai trị của Nhà nước phong kiến, ở thời kỳ đó từ nông thôn đến thành thị cứ mỗi độ xuân về, những gia đình đều mong muốn cho con mình phải cố gắng học hành để sau này đỗ đạt thành danh làm rạng rỡ tổ tiên, họ thường dẫn các con mình đến nhà các ông Đồ có danh tiếng trong vùng để xin chữ đầu năm, qua đó cũng mong muốn giáo dục và nhắc nhở các con tính hiếu học, ý trí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống qua ý nghĩa của câu đối hoặc các chữ có ý nghĩa mà mình tâm niệm như: Nhẫn, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Tâm, Đức rồi Phúc, Lộc, Thọ, Trường đến  Hanh thông, Phong thuận vũ hòa…Nhưng đó là thời xa xưa rồi, tưởng rằng nét đẹp văn hóa ấy đã đi vào quên lãng.

Những năm gần đây khi mà xã hội phát triển, kinh tế đủ đầy nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần cũng cao hơn, những di tích được phục dựng lại và bảo tồn, các lễ hội văn hóa được khôi phục cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống được duy trì làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Một trong những nét đẹp văn hóa thể hiện tôn sư, trọng đạo cũng như tinh thần hiếu học của người Việt đó là tục “xin chữ” đầu năm đã dần xuất hiện trở lại trong các lễ hội như ở Văn Miếu, Hà Nội;

   Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng)…và cũng xuất hiện “Phố ông Đồ” mọc lên tự phát gần các khu di tích. Khởi đầu chỉ có mươi, mười lăm người đến viết chữ, hay nói một cách chính xác là đến bán chữ lấy tiền. Thế rồi, cho đến nay những nơi đó đã “quy tụ” có đến hàng chục “ông Đồ già, ông Đồ trẻ”. Có những người là “Đồ thật” bởi họ học cao, hiểu rộng, biết nhiều, có giao du với các nhà thư pháp Trung Quốc, Nhật Bản, họ thông kim bác cổ và họ hiểu tường tận gốc tích, ý nghĩa của từng chữ mà người dân hay đến xin, mua. Nhưng cũng có những ông Đồ chữ nghĩa lỗ mỗ, số từ có thể viết được có lẽ không đến 50. Và tục xin chữ đầu năm này nó đã bị thương mại hóa, nó xuất hiện thêm những ông Đồ rởm, nghĩa là những ông Đồ này có khi không bao giờ là thầy giáo cả vì số lượng sinh viên theo ngành Nho học hiện nay không có nhiều, thì số lượng giáo viên có kiến thức về Nho học và biết viết, thông hiểu về chữ Hán cũng không nhiều, họ chỉ biết viết một số chữ thông dụng mà mọi người muốn mua.

Vì vậy cứ vào dịp trước Tết và sau Tết, trong các lễ hội đầu năm ở những nơi có di tích đền thờ các danh nhân, hiền triết thời kỳ hưng thịnh của nền Nho học nước nhà như danh nhân Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Bình Khiêm…thường hình thành các chợ chữ. Những ông Đồ có kiến thức, được tuyển chọn thì được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch bố trí vào chợ chữ ở bên trong khu di tích văn hóa, còn những ông Đồ tự do thì tự phát họp chợ ăn theo ở bên ngoài khu di tích, họ cạnh tranh ra “tái chiếm” vỉa hè gần khu di tích. Và thế là, những ông Đồ nào nghiêm chỉnh chấp hành vào một khu quy đinh ngồi viết chữ thì lâm vào cảnh đìu hiu, vắng khách, còn những ông Đồ nào nhanh chân chiếm được vỉa hè thì đúng là “được mùa”. Và có những ông Đồ hành nghề không đúng nơi quy định của Ban quản lý di tích đã bị Ban quản lý đến đập phá gian hàng, đập nghiên, xé giấy, bẻ bút và chửi bới ông trước mặt những du khách đến du xuân tại đây.

   Dẫu biết rằng xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta, nhưng thấy những cảnh mua bán chữ hiện nay mới thấy thật khốn khổ cho những người đến đây mua chữ. Người mua thì đã chẳng hiểu về chữ(Vâng tất nhiên, không phải là tất cả). Người bán thì cũng chẳng mấy người am tường ngữ nghĩa, điển tích của nhiều chữ mà đa phần giảng giải theo cách hiểu, cách nghĩ của thị dân. Đọc bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, chúng ta càng cảm thấy xót xa cho những ông Đồ chân chính, có thực tài. Câu thơ cuối của nhà thơ như đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc.

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nhận của em về bài thơ ông đồ
  • cảm nhận khổ 3 4 bài thơ ông đồ
  • trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn ngắn về khổ thơ sau Ông đồ vẫn ngồi đấy qua đường không ai hay lá vàng rơi trên giấy ngoài trời mưa bụi bay Vũ Đình Liên
  • trình bày cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
  • viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ ông đồ văm mâu
0