Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông
Đề bài: Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông (Thiên trường vãn vọng". Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có ...
Đề bài: Cảm nhận về bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông (Thiên trường vãn vọng". Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. ...
Đề bài: (Thiên trường vãn vọng".
Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở Thiên trường tuy vắng lặng nhưng lại có rất nhiều cảnh vật khiến lòng người xốn xang
Hai câu thơ đầu tiên tả thời điểm và vị trí khi mà tác giả có mặt
"Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên "
(trước xóm sau thôn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường không)
Đọc câu thơ ta thấy xuất hiện thời gian đó là thời điểm cảnh hoàng hôn. Chọn thời điểm như vậy dường như cũng là một dụng ý của tác giả bởi cảnh vật khi đã hoàng hôn trên thôn quê thì vô cùng vắng lặng hiếm có hình ảnh con người nhưng khi ấy cảnh vậy lại đang chuyển giao màu sắc nên cảnh vật sẽ vô cùng phong phú khiến cho thi nhân ngỡ ngàng. Địa điểm mà tác giả nói đến ở đây chính là trước xóm nhưng lại sau thôn và cảnh tượng ấy như đang chìm dần vào làn khói mờ giăng mắc khiến cho tầm mắt thi nhân khó quan sát hơn. Đó là làn khói từ trong bếp của các ngôi nhà đang chuẩn bị cơm tối. Hình ảnh này gợi cho chúng ta cảm giác về tình cảm ấm cúng của gia đình, đó là một hình ảnh quen thuộc mà quê hương ai cũng có để rồi đi xa ai cũng nhớ cái hương vị của bếp củi đó. Cụm từ "bán vô bán hữu" nửa như có lại nửa như không có khiến cho chúng ta thấy được khung cảnh ấy vừa thực lại vừa ảo không rõ thực hư. Tâm hồn người đang lâng lâng trước cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng mơ mộng nhìn về xóm nhà tranh quê hương với bếp củi ấm áp. Bức tranh quê với những màu sắc que thuộc của ánh dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre chỗ đậm chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von gợi cho ta cảm giác về cuộc sống thanh bình và dường như đây cũng là một mong ước giản đơn với những người dân bình thường nhưng nó lại thật khó khăn đối với một ông vua của dân tộc. Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Bởi nhân dân ta đã đổ xương máu đau thương tan tóc mới có thể giành lại được cuộc sống yên ấm từ tay lũ giặc ngoại xâm. hai câu thơ cuối là bức tranh đơn sơ của cảnh thôn quê.
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền. ”
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).
Nhà thơ lựa chọn hai hình ảnh thơ đó là cánh cò và hình ảnh lữ trẻ đang chăn trâu. Tác gải chọn hai hình ảnh ấy làm hai hình ảnh kết bài thơ chính bởi đây là những hình ảnh đặc trưng nhất tiêu biểu nhất của quê hương mỗi người. Đó là hình ảnh tiếng sáo đang văng vẳng bên tai của những cậu bé chăn trâu khiến nhà thơ cảm thấy xốn xang lạ thường. Dường như ta đang được về quê cùng tác giả để ngửi hơi khói bếp để nghe tiếng sáo du dương để ngắm đàn trâu đang nhai những ngọn cỏ cuối cùng để về nhà. Đó còn là hình ảnh những cánh cò trắng đang chao liệng. Nói đến quê hương sao có thể không nhắc đến những đàn cò trắng đã đi vào trong tâm hông người dân thôn quê và cánh cò ấy cũng chao nghiêng trên bao bài thơ câu thơ thân thương của người dân. Đã là một người con của quê hương ta không thể quên được những hình ảnh thân thương ấy. Có lẽ tác giả không thực nhìn thấy những hình ảnh đó nhưng đối với một người con của quê hương mà nói những hình ảnh đó vốn là những hình ảnh quen thuộc đến nỗi mỗi khi nhắc đến là họ không thể quên được. Qua đó ta thấy tác giả cũng là một người sinh ra trên một mảnh đất quê hương và chịu cảnh chân lấm tay bùn, có thể tác giả mới có thể hiểu cảm nhận và viết lên những âu thơ về quê hương da diết đến như thế.
Cho đến nay bài thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam. Bài thơ sâu sắc nhưng lại vô cùng giản dị thể hiện khí chất của bậc hiền tài