24/05/2017, 13:29

Phân tích thiên nhiên trong hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và đặc biệt không thể nào quên nhắc đến ánh trăng trong thơ Bác. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng riêng. Có thể nói qua hai bài thơ ấy hình ảnh ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng

Thiên nhiên trong thơ Bác luôn dạt dào vô tận, có biết bao những bình minh tinh khôi trong thơ Bác, cũng có biết bao nhiêu bóng chiều đã ngả xuống với hình ảnh của những cánh chim nghiêng. Và đặc biệt không thể nào quên nhắc đến ánh trăng trong thơ Bác. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai bài thơ cảnh khuya và rằm tháng riêng. Có thể nói qua hai bài thơ ấy hình ảnh thiên nhiên hiện lên đẹp vô cùng.

Trước hết nó là một cảnh khuya với đêm trăng cùng tiếng suối nghe sao êm tai ngọt ngào trong bài cảnh khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

thien nhien trong ram thang rieng va canh khuya

Bức tranh thiên nhiên có cả âm thanh, có cả màu sắc hình ảnh đường nét, có cả những tâm tư tình cảm có thể gọi là họa tình. Âm thanh ấy chính là tiếng suối ngọt ngào vang vọng cao vút như tiếng hát của người con gái ở đằng xa hát vọng lại như thầm thì dủ dỉ. Màu sắc kia chính là màu của ánh trăng vàng lung linh tỏ, nó có sức chiếu in cái tán cây kia xuống mặt đất như những bông hoa lớn. Tâm trạng của Người khi ấy thì đang thao thức không thể ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Nếu như không lo thì cảnh tượng yên bình kia cũng không mấy chốc mà thành ra cái bãi chiến trường. Bốn câu thơ mang đến một bức tranh đêm khuya dịu dàng nhẹ nhàng, ánh trăng kia là ánh trăng của hòa bình yên ổn, tiếng hát kia như tiếng hát của ân tình thiết tha.

Thế còn đến với Nguyên Tiêu ta lại thấy được một bức tranh đẹp không kém hơn thế nữa nó còn ngập tràn ánh trăng vàng nữa:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ”

Cũng là nước là trăng đấy nhưng đến với bài thơ này ta thấy được hình ảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo hơn. Nó không có những âm thanh của tiếng suối, sông, trời, nước đều nhuốm màu trăng và đó chính là màu xuân. Ánh trăng ấy còn ngân đầy thuyền nữa. Khá hay khi bác sử dụng từ ‘ngân” trong câu thơ cuối. Hình ảnh ánh trăng vàng soi tỏa hết cả thuyền mà khiến cho người ta thấy rằng trăng như tỏa bóng mình trên tất cả không chỉ sông nước, bầu trời mà còn ở trên thuyền nữa. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy thì chúng ta cũng bắt gặp công việc của người chiến sĩ cộng sản ấy.

Như vậy có thể thấy rằng thiên nhiên trong thơ Bác qua hai bài thơ này đều tràn ngập ánh trăng và cảnh sông nước trong những cánh rừng cũng là nơi làm việc của Người và Đảng. Cả hai bức tranh đều gắn liền với những công việc tâm hồn nỗi lòng người chiến sĩ cách mạng, lo lắng cho vận mệnh của quốc gia dân tộc, bàn bạn việc quân.

Qua đây ta thấy hai bài thơ khác nhau nhưng lại có những nét tương đồng về thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Có thể nói tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn bác. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên vô cùng và nỗi thương dân, yêu quê hương đất nước của Hồ Chí Minh.

0