04/06/2017, 23:08
Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ tài năng rất nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên đất trời. Sau những giây phút căng thẳng bởi việc quân cơ, Bác vẫn hòa mình vào vẻ đẹp êm dịu, trong sáng của thiên nhiên. Bài thơ "Cảnh ...
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ tài năng rất nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên đất trời.
Sau những giây phút căng thẳng bởi việc quân cơ, Bác vẫn hòa mình vào vẻ đẹp êm dịu, trong sáng của thiên nhiên. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ nói lên điều dó.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Bài thơ ra đời trong những năm tháng đầu tiên vô cùng khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Khi đó, cơ quan Trung ương của Chính phủ đã chuyển lên Việt Bắc. Tại dây, Bác cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến của dân tộc ngày đêm bàn việc nước. Bài thơ mở ra bằng hình ảnh của "cảnh khuya" khiến người đọc không mấy ngạc nhiên: phải khi việc nước đã tạm ngưng, Bác Hồ mới có những giây phút thư thái cùng cảnh rừng, cảnh núi.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh núi rừng trong đêm khuya thanh vắng với âm thanh trong trẻo của tiếng suối từ xa đều đều vọng lại: "tiếng suối trong như tiếng hát xa". Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được so sánh với “tiếng hát” của con người như vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Âm tiết mơ "xa" khiến câu thơ có độ ngân vang vô tận và lắng đọng vào nơi sâu nhất của hồn người. Nhưng cũng chính từ "xa", "tiếng hát xa" khiến người đọc có cảm giác âm thanh ấy như vọng lại từ cõi nào mơ hồ và xa xăm; phải thật lắng tâm mới nghe thấy được. Dường như tất cả mọi âm thanh khác đều lắng chìm để nổi bật tiếng suối róc rách, văng vẳng như một cung đàn. Tiếng suối làm cho đêm rừng vốn tĩnh lặng lại càng thêm sâu lắng, trong trẻo. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên với một hình ảnh tuyệt dẹp "trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" . Trăng, hoa, cổ thụ đan cài, quấn quýt vào nhau tạo cho cảnh vật trở nên sinh động, hữu tình và vô cùng ấm áp. Người đọc cảm nhận được rằng: bức tranh đó chính la một trái tim nghệ sĩ đang hòa mình say đắm với thiên nhiên. Phải thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì người nghệ sĩ mới có thể miêu tả được bức tranh mang đậm hồn người đến vậy.
Nhưng Hồ Chí Minh như nhà thơ Minh Huệ đã từng viết:
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”.
Vì là Hồ Chí Minh nên Người “không ngủ” bởi:
"Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi rét”.
Và trong cái đêm Người thức cùng “Cảnh khuya” cũng vậy:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác đã cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên để rồi thốt lên một lời ca ngợi thật chân thành: "Cảnh khuya như vẽ". Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ làm cho Bác ở trong trạng thái chưa ngủ. Ngủ sao được trước cảnh đẹp thế này! Bác yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhưng Người không chỉ thức vì thiên nhiên mà còn thức vì "nỗi nước nhà" còn đang chồng chất, băn khoăn: đất nước đang trong những năm đầu kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc. Câu cuối của bài thơ mở ra một khía cạnh, một chiều sâu mới của tâm trạng "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cái ẩn của bài thơ chính là ở đây, từ nỗi đã nói lên tất cả đó chính là "nỗi nước nhà", nỗi niềm canh cánh suốt cả cuộc đời Bác . Thật xúc động; trước một tâm hồn, một trái tim vĩ đại của một con người mà suốt cuộc đời luôn thao thức, trở trăn cả trong mơ lẫn trong thực.
Từ "chưa ngủ" được lặp tới hai lần như một bản lề khép mở hai tâm trạng. Chưa ngủ vì cảnh đẹp của thiên nhiên và vì nỗi lòng canh cánh lo việc nước. Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước, Bác Hồ thao thức và bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên đưa mình đắm say trong cái huyền ảo của đất trời, nhưng chưa được lâu thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân, lo nước. Tâm trạng đó của Bác Hồ khiến cho ta vừa cảm phục, vừa xúc động trước cái đẹp sâu sắc và toàn diện của thiên nhiên hòa quyện giữa tâm hồn của một người nghệ sĩ - một nhà chính trị.
Cảnh khuya là một bài thơ tả cánh núi rừng Việt Bắc, nhưng trong đó lại ẩn chứa tâm hồn, con người của Bác, một tâm hồn thi sĩ bên trong một người làm cách mạng, rất lạc quan và vững lòng tin chiến thắng.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Bài thơ ra đời trong những năm tháng đầu tiên vô cùng khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Khi đó, cơ quan Trung ương của Chính phủ đã chuyển lên Việt Bắc. Tại dây, Bác cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến của dân tộc ngày đêm bàn việc nước. Bài thơ mở ra bằng hình ảnh của "cảnh khuya" khiến người đọc không mấy ngạc nhiên: phải khi việc nước đã tạm ngưng, Bác Hồ mới có những giây phút thư thái cùng cảnh rừng, cảnh núi.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh núi rừng trong đêm khuya thanh vắng với âm thanh trong trẻo của tiếng suối từ xa đều đều vọng lại: "tiếng suối trong như tiếng hát xa". Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được so sánh với “tiếng hát” của con người như vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Âm tiết mơ "xa" khiến câu thơ có độ ngân vang vô tận và lắng đọng vào nơi sâu nhất của hồn người. Nhưng cũng chính từ "xa", "tiếng hát xa" khiến người đọc có cảm giác âm thanh ấy như vọng lại từ cõi nào mơ hồ và xa xăm; phải thật lắng tâm mới nghe thấy được. Dường như tất cả mọi âm thanh khác đều lắng chìm để nổi bật tiếng suối róc rách, văng vẳng như một cung đàn. Tiếng suối làm cho đêm rừng vốn tĩnh lặng lại càng thêm sâu lắng, trong trẻo. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên với một hình ảnh tuyệt dẹp "trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" . Trăng, hoa, cổ thụ đan cài, quấn quýt vào nhau tạo cho cảnh vật trở nên sinh động, hữu tình và vô cùng ấm áp. Người đọc cảm nhận được rằng: bức tranh đó chính la một trái tim nghệ sĩ đang hòa mình say đắm với thiên nhiên. Phải thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì người nghệ sĩ mới có thể miêu tả được bức tranh mang đậm hồn người đến vậy.
Nhưng Hồ Chí Minh như nhà thơ Minh Huệ đã từng viết:
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Vì là Hồ Chí Minh nên Người “không ngủ” bởi:
"Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi rét”.
Và trong cái đêm Người thức cùng “Cảnh khuya” cũng vậy:
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác đã cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên để rồi thốt lên một lời ca ngợi thật chân thành: "Cảnh khuya như vẽ". Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ làm cho Bác ở trong trạng thái chưa ngủ. Ngủ sao được trước cảnh đẹp thế này! Bác yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhưng Người không chỉ thức vì thiên nhiên mà còn thức vì "nỗi nước nhà" còn đang chồng chất, băn khoăn: đất nước đang trong những năm đầu kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc. Câu cuối của bài thơ mở ra một khía cạnh, một chiều sâu mới của tâm trạng "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cái ẩn của bài thơ chính là ở đây, từ nỗi đã nói lên tất cả đó chính là "nỗi nước nhà", nỗi niềm canh cánh suốt cả cuộc đời Bác . Thật xúc động; trước một tâm hồn, một trái tim vĩ đại của một con người mà suốt cuộc đời luôn thao thức, trở trăn cả trong mơ lẫn trong thực.
Từ "chưa ngủ" được lặp tới hai lần như một bản lề khép mở hai tâm trạng. Chưa ngủ vì cảnh đẹp của thiên nhiên và vì nỗi lòng canh cánh lo việc nước. Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước, Bác Hồ thao thức và bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên đưa mình đắm say trong cái huyền ảo của đất trời, nhưng chưa được lâu thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân, lo nước. Tâm trạng đó của Bác Hồ khiến cho ta vừa cảm phục, vừa xúc động trước cái đẹp sâu sắc và toàn diện của thiên nhiên hòa quyện giữa tâm hồn của một người nghệ sĩ - một nhà chính trị.
Cảnh khuya là một bài thơ tả cánh núi rừng Việt Bắc, nhưng trong đó lại ẩn chứa tâm hồn, con người của Bác, một tâm hồn thi sĩ bên trong một người làm cách mạng, rất lạc quan và vững lòng tin chiến thắng.