04/06/2017, 23:07
Cảm nghĩ về nhân vật tên quan phủ trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.
Phạm Duy Tốn là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, tác phẩm thể hiện rõ tinh thần nhân đạo thông qua việc lên án thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính không màng đến sự sống chết ...
Phạm Duy Tốn là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, tác phẩm thể hiện rõ tinh thần nhân đạo thông qua việc lên án thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính không màng đến sự sống chết đối với người nông của giai cấp quan lại trong xã hội cũ. Đọc tác phẩm, người đọc thấy bất bình và căm ghét vô cùng nhân vật tên quan phủ - bậc quan “phụ mẫu” của dân.
Tác phẩm lấy bối cảnh là mùa lũ về trên làng X. giữa đêm đen nông dân cực nhọc chống chọi với mưa lũ để cứu đê: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tâm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thấm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre" người nào người nấy lướt thướt nhu chuột lột . Là quan huyện của dân, đáng ra, quan phải sát cánh bên dân cùng dân chống đỡ. Hay chí ít ra là phải họp bàn với các chức sắc để bàn cách đối phó. Nhưng không, khi tất cả dân đen đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chễm chệ trong đình. "Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì", trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp". Giữa cảnh vui vẻ, hoan lạc ấy, quan huyện trở thành trung tâm với phong thái đường bệ, kẻ cả: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi" “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Quan như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiếu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Là một người thường vô tâm với cảnh ngộ bi đát của dân chúng đã không đành, huống chi, đây lại là bậc quan dân!
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.
Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.
Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.