Cảm nhận bài thơ “Đến Cổng Trời” của Nguyễn Đình Ảnh
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ ““Đến Cổng Trời” của Nguyễn Đình Ảnh. Bức tranh về con người đồng bào dân tộc lao động hòa hợp với thiên nhiên trong khung cảnh yên bình đã trở thành đề tài muôn thuở cho những nhà văn nhà thơ, có một sức hút đến lạ,đưa trí tưởng tượng cũng như ...
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ ““Đến Cổng Trời” của Nguyễn Đình Ảnh. Bức tranh về con người đồng bào dân tộc lao động hòa hợp với thiên nhiên trong khung cảnh yên bình đã trở thành đề tài muôn thuở cho những nhà văn nhà thơ, có một sức hút đến lạ,đưa trí tưởng tượng cũng như kích thích trí tò mò khám phá trong chúng ta. Đi tới núi rừng Tây Bắc, Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh đã đưa tâm hồn chúng ta đến gần hơn với nơi đây hay những ai đã từng đặt chân lên ...
Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài thơ ““Đến Cổng Trời” của Nguyễn Đình Ảnh.
Bức tranh về con người đồng bào dân tộc lao động hòa hợp với thiên nhiên trong khung cảnh yên bình đã trở thành đề tài muôn thuở cho những nhà văn nhà thơ, có một sức hút đến lạ,đưa trí tưởng tượng cũng như kích thích trí tò mò khám phá trong chúng ta.
Đi tới núi rừng Tây Bắc, Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh đã đưa tâm hồn chúng ta đến gần hơn với nơi đây hay những ai đã từng đặt chân lên vùng đất Đèo Hoàng Liên Sơn thuộc hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai cũng không thể quên được địa danh Cổng Trời đẹp huyền ảo và hùng vĩ được tác giả kể đến ngay trong khổ thơ đầu. “Cổng trời” có thể hiểu là trên đỉnh dốc, giữa hai bên vách đá mở ra một khoảng trời bao la, có mây bay,gió thổi, người ta ngỡ là đó cái cổng để đi lên trời.
Câu thơ cuối là câu hỏi tu từ, nghe thật thân thương, mà sừng sững hiện ra giữa như nối giữa đất với trời.Khổ thơ tiếp theo, tác giả lại miêu tả kĩ cho chúng ta một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về cảnh đẹp này. Một biện pháp tu từ nữa lại được đưa vào “ réo ngân nga” rất đắt giá nhằm miêu tả tiếng thác nước đổ trắng xóa từ triền núi cao, vọng vang réo rắt như khúc nhạc. Nhìn phóng tầm mắt ra xa ta thấy toàn bộ một không gian phong thủy hữu tình rộng bao la , ngút ngát toàn là màu sắc cỏ hoa. Trời Tây Bắc lúc nào cũng như mờ ảo bởi làn sương dày trắng khói từ trên đỉnh núi kéo về.
Bốn câu thơ tiếp, miêu tả thêm vẻ đẹp mê hồn ấy với không gian trải rộng là khắp các triền rừng của vạt nương, của thung lúa, với màu sắc ấp ủ lên hương “ màu mật”đây là hình ảnh nói lên sự trổ bông của cây lúa, đây là giai đoạn nói lên mùa màng bội thu, cuộc sống từ đó vui tươi hơn vì cuộc sống sẽ no ấm hơn. Nhờ tiếng động của bầy ngựa con vật nuôi quen thuộc vùng cao làm bức tranh thêm sống động. Và sương giá không còn vì xuất hiện con người giữa thiên nhiên núi rừng ấy.
Các dân tộc được kể đến Người Tày, người Giáy, người Dao rất đoàn kết.Ai cũng tất bật rộn ràng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên ấm cúng, xua đi cái heo hút, hoang vắng của vùng núi cao cùng những sản vật đặc quyền của núi rừng “ Măng,nấm..” . “Áo chàm” là hình ảnh chiếc áo màu xanh quen thuộc của người dân tộc, màu xanh ấy thật mát mắt trong nắng chiều càng làm nổi bật hình ảnh con người dân lao động bình dị.
Có lên đến Cổng Trời mới cảm nhận được hết vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ Tây Bắc,ta thêm tự hào về danh lam thắng cảnh của quê hương Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ĐẾN CỔNG TRỜI”
CAM NHAN VE BAI THO DEN CONG TROI
NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA MIỀN NÚI TRONG BÀI THƠ ĐẾN CỔNG TRỜI